07:23  | 

Nguyên tắc hoạt động của máy bắn tốc độ

Với sự tiến bộ từng bước của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị hiện đại lần lượt ra đời, trong đó có sự xuất hiện của những chiếc máy quay bắn tốc độ từ thập niên 90. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng chúng đã trở thành chủ đề mà cả những người lái xe cũng như những người không lái xe đặc biệt quan tâm.

>> Nguyên lý hoạt động của hộp số sàn

>> Nguyên lý hoạt động của hộp số tự động

>> Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái

Có hàng loạt câu hỏi được đặt ra như: Những chiếc máy quay đó hoạt động như thế nào? độ chính xác ra sao? Chúng có nên được đưa vào sử dụng không? hoặc chúng có làm cản trở những quyền lợi cá nhân không?

Chúng tôi không thể giúp các bạn trả lời hết những câu hỏi ở trên. Dưới đây là bản tóm tắt về lịch sử công nghệ của chiếc máy bắn tốc độ, nó có thể giúp các bạn tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của máy và tự tìm ra được câu trả lời cho mình.

Lịch sử máy bắn tốc độ

Máy bắn tốc độ hay gọi cách khác là máy chấp hành luật giao thông đường bộ, được phát minh vào năm 1905 dành cho các sỹ quan quân đội và các cơ quan hành chính sự nghiệp.

Nguyên lý hoạt động của chiếc máy hiện đại cơ bản được áp dụng như chiếc máy cổ, nhưng có thêm tính năng tiếp cận trực tiếp hơn. Nó có thể chụp lại được hình ảnh của chiếc xe cả từ điểm xuất phát và điểm kết thúc của đoạn đường.

Những năm 60, có nhiều nỗ lực phát triển một chiếc máy bắn tốc độ thông dụng, trong đó đáng chú ý nhất là công ty cung ứng máy bắn tốc độ Gatsometer BV Hà Lan được thành lập bởi tài xế Maurice Gatsonides. Ông đã cố gắng sử dụng máy bắn tốc độ để giúp ông cải thiện tay lái và kiểm soát tốc độ khi qua các góc cua. Loại máy này đã trở thành hệ thống kiểm soát ý thức chấp hành luật giao thông tự động đầu tiên. Ngày nay, Gatsometer BV trở thành công ty cung ứng hệ thống máy bắn tốc độ lớn nhất thế giới.

Dựa vào nguyên lý hoạt động, máy bắn tốc độ được chia thành 3 nhóm: Máy quay di động, máy quay cố định và máy quay tốc độ trung bình.

Máy bắn tốc độ di động

Máy bắn tốc độ di động là một trong những loại máy được thiết kế dành cho xe cảnh sát. Loại máy này cũng gần giống với hệ thống radar, có nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau như: Máy cầm tay, máy có chân...được trang bị thiết bị ghi lại chính xác tốc độ vi phạm của người tham gia giao thông ở mọi nơi, ngoài ra nó còn được trang bị công nghệ laser, hạn chế được chùm ánh sáng của xe đang đến trong vòng 3-7 giây và đo được tốc độ của xe trong phạm vi hoạt động 800 mét.

Máy bắn tốc độ di động còn có khả năng phát hiện được hướng di chuyển của xe, đồng thời kiểm soát được tần số của xe như: Nếu tần số tăng có nghĩa là xe đang đến và tần số giảm cho biết xe đang di chuyển qua trạm gác.

Máy bắn tốc độ cố định

Loại máy này giống như một chiếc hộp được đặt bên lề đường, nó có thể được đặt trong các thành phố lớn hoặc treo trên những chiếc cầu nơi có điểm giao nhau có phương tiện qua lại trên đường.

Máy bắn tốc độ cố định có thế ghi lại được tốc độ của xe bởi nó được trang bị hệ thống cảm biến điện tử được lắp đặt nổi trên mặt đường. Khi 1 chiếc xe lăn bánh qua, đèn tín hiệu điện từ của máy sẽ sáng lên. Nếu tốc độ của xe cao hơn tốc độ giới hạn máy sẽ tự động chụp lại được hình ảnh vi phạm của xe tại thời điểm đó.

Máy bắn tốc độ cố định còn ghi lại được ngày, giờ, địa điểm, hướng đi, tốc độ, tốc độ giới hạn và làn đường mà xe đi qua. Hơn nữa, nó còn phát hiện được cả xe đi sai làn đường quy định ngay cả khi chiếc xe đó đi sau chiếc xe khác. Bởi vì, mỗi làn đường dành riêng cho từng loại xe được lắp hệ thống rò và máy chụp tự động.

Máy bắn tốc độ tầm trung

Có lẽ đây là loại máy quay đơn gian nhất. Loại máy này được trang bị hệ thống nhận dạng biển số tự động, không sử dụng chùm laser, GPS hoặc phát minh hiện đại nhưng là loại máy thu được hình ảnh rõ nhất.

Nguyên lý hoạt động của loại máy này cũng đơn giản: Tính được khoảng cách giữa điểm A đến điểm B. Cũng như thời gian xuất phát từ điểm A máy dễ dàng xác định được tốc độ trung bình của chiếc xe giữa hai điểm. Sử dụng tia hồng ngoại và cơ sở dữ liệu của phương tiện, hệ thống sẽ nhận diện chiếc xe qua biển số.

Ngoài hai cái tên kể trên, loại máy này còn được gọi là hệ thống camera cưỡng chế tốc độ (SPECS) hoặc thiết bị chống vi phạm tốc độ (SSVD).

Tần số

Đối với máy bắn tốc độ ứng dụng laser, có một dải tần số được thống nhất trên toàn thế giới. Bắt đầu từ năm 1960, dải tần mang tên X band (10.525 Ghz +/- 50 Mhz and 24.150 Ghz+/- 100 Mhz) đã được dùng để “bẫy” các phương tiện giao thông. Hiện nay, dù đã đánh mất vai trò nhưng X band vẫn được ứng dụng cho loại cửa điện tự động (tuy nhiên, cụm máy dò ra-đa vẫn có thể thu tín hiệu và gửi thông số không chính xác).

Trong thập niên 1970, dải tần số thấp hơn mang tên K band (24.150 Ghz+/-100Mhz and 24.050-24.250 Ghz) “xuất đầu lộ diện” trong khi tại châu Âu Ka band (33.4GHz-36GHz. +/- 100Mhz) vẫn còn được áp dụng cho đến những năm 1980. “Thành viên” cuối cùng tham gia vào dải tần là Ku band (0.70 - 12.75 GHz. +/- 100Mhz).

Máy bắn tốc độ nào tốt hoặc tồi nhất?

Thật khó để khẳng định loại máy bắn tốc độ nào trong số 3 cái tên kể trên là tốt hoặc tồi nhất. Nhìn chung, cả 3 đều hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực riêng của mình. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì SPECS xứng đáng là hệ thống tốt nhất.

Ưu điểm đầu tiên là ít sử dụng công nghệ cao nên tránh được các bộ phận phức tạp (máy dò ra-đa, bộ gây nhiễu…) Thứ hai, SPECS không gây tranh cãi vì nó tính toán vận tốc trung bình của 1 chiếc xe trong khoảng cách dài thay vì đo đạc tại một điểm cố định. Do đó, việc cố gắng đi chậm lúc gần đến máy bắn tốc độ SPECS rồi mới tăng tốc trở lại vẫn không giúp lái xe tránh khỏi bị phạt.

Hà Link (TTTĐ)

Tags:

Ý kiến đánh giá (2)


Có thể bạn quan tâm