06:00  | 

Mẹo kiểm tra và chọn bu-gi xe máy

Bu-gi là bộ phận quan trọng trên xe máy, nhưng cũng là bộ phận dễ hỏng hóc nhất. Tuy nhiên, chỉ cần biết một vài mẹo nhỏ, bạn đã có thể dễ dàng phát hiện “bệnh” rồi tự mình sửa chữa và thay thế.

Nguyên nhân bu-gi “dở chứng”

Bu-gi làm nhiệm vụ châm cháy hỗn hợp xăng không khí bên trong buồng đốt. Điều kiện làm việc khắc nghiệt "lúc nóng lúc lạnh", khiến nó trở thành chi tiết hay hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa.

Khi bu-gi gặp sự cố, xe thường khó nổ máy, khi nóng động cơ chạy giật cục, máy khó chạy ở chế độ ga-lăng-ti...

Mẹo kiểm tra và chọn bu-gi xe máy autodaily-bugi-xemay-(4).jpgKhi bu-gi gặp sự cố, xe thường khó nổ máy, khi nóng động cơ chạy giật cục

Nguyên nhân dễ gặp, bu-gi mòn, khoảng cách giữa 2 điện cực vượt quá khả năng của hệ thống đánh lửa, lỗi đánh lửa xuất hiện. Đôi khi hư hỏng này gây ra hiện tượng đánh lửa không tập trung. Sử dụng bu-gi khe hở lớn tạo tia lửa yếu, làm quá trình cháy diễn ra không triệt để, động cơ thải ra nhiều khí độc hơn, đồng thời làm giảm công suất động cơ.

Động cơ xe máy có nhiệt độ cao khi làm việc. Các chi tiết trong tình trạng giãn nở, xe lội nước nhiệt độ giảm đột ngột thường gây ra nứt, vỡ phần sứ cách điện. Tia lửa điện phóng qua khe nứt đó thay vì giữa 2 điện cực và kết quả động cơ chết máy vì hỗn hợp không được đốt cháy.

Nguyên nhân khác là do xéc-măng không gạt hết dầu bản trên thành xi-lanh. Dầu bị đốt cháy bám bẩn bu-gi là giảm điện trở cách điện. Tia lửa sinh ra có công suất yếu, ảnh hương tới quá trình châm cháy.

Cách kiểm tra bu-gi

Mẹo kiểm tra và chọn bu-gi xe máy autodaily-bugi-xemay-(2).jpg

Bu-gi dùng cho xe máy được coi là tốt khi bạn kiểm tra bằng các cách sau:

- Dựng chân chống đứng của xe lên và nổ máy cho nóng máy, tăng ga cao dần lên mà không thấy tiếng nổ lạ, xe không phun khói đen, số vòng quay động cơ tăng đều đặn. Khi giảm bớt ga máy giảm tốc độ ổn định.

- Khởi động xe dễ dàng.

- Chạy xe sau khoảng 2000 km tháo ra thấy các cực nến sạch có mầu gạch non.

- Tháo nến ra cho nối với dây cao áp và chạm phần kim loại chân nến vào vơ máy, quan sát tia lửa nến điện khi đạp cần khởi động, thấy tia lửa mập dài (xanh lét) ổn định, không có tia lửa bắt cầu vồng và chạy lung tung quanh hai cực.

Những biểu hiện đó cho biết, chiếc bu-gi trên xe máy của bạn vẫn hoạt động tốt.

Cách chọn bu-gi

Nhiều người quan niệm bu-gi xe máy nào cũng như loại nào nên sử dụng lẫn nhau. Điều này là hoàn toàn chưa chính xác. Thay vào đó, tùy loại xe, phân khối và tốc độ sử dụng sẽ có các loại bugi phù hợp để đảm bảo độ bền cho máy.

Mẹo kiểm tra và chọn bu-gi xe máy autodaily-bugi-xemay-(3).jpgTùy loại xe, phân khối và tốc độ sử dụng sẽ có các loại bugi phù hợp để đảm bảo độ bền cho máy

Cụ thể, có hai loại bu-gi là bu-gi lạnh và bu-gi nóng. Độ nóng, lạnh dựa vào chỉ số nhiệt và lớp sứ cách nhiệt. Chỉ số nhiệt càng cao thì bu-gi càng lạnh còn lớp sứ cách nhiệt dày là nóng, mỏng gọi là lạnh vì thoát nhiệt nhanh hơn.

Đối với xe có động cơ có tỷ số nén thấp, phân khối nhỏ, tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ như xe máy thông thường hiện nay là Wave, Jupiter... thường thay bu-gi nóng.

Còn các loại xe có phân khối lớn, động cơ tỷ số nén cao, phân khối lớn, chạy tốc độ cao, đi đường dài... thường sử dụng bugi lạnh. Trường hợp sử dụng bugi không phù hợp với động cơ có thể ảnh hưởng đến máy.

Khi mua bu-gi xe máy chỉ nên chọn các nhà sản xuất có danh tiếng (thí dụ DENSO, NGK, BOSCH…), do vậy bạn nên đến các đại lý chính hãng để mua, tuy giá thành có cao hơn song độ tin cậy cũng cao.

Khi nào cần thay bu-gi?

Mẹo kiểm tra và chọn bu-gi xe máy autodaily-bugi-xemay-(1).jpgViệc thay thế bu-gi nên được thực hiện định kỳ sau 20.000 km

Việc thay thế bu-gi nên được thực hiện định kỳ sau 20.000 km, với loại thông thường. Với xe thường xuyên làm việc với tốc độ chậm, mức tải nhỏ nên sử dụng bu-gi nóng. Còn nếu xe chở nặng, và đi đường trường nên dùng loại bu-gi lạnh để quá trình thoát nhiệt được tốt hơn.

Thu Hà (TTTĐ)

 

 

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm