06:35  | 

Muốn giá ôtô rẻ, đừng coi nó là đồ xa xỉ

Giá xe ôtô ở một nước nghèo như Việt Nam cao “ngất ngưởng” là bởi các nhà làm chính sách luôn coi nó là mặt hàng xa xỉ, cần hạn chế tiêu dùng.

Vì sao lại hạn chế xe hơi?

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) nhằm đánh vào các mặt hàng nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như thuốc lá, rượu, bia, điều hoà nhiệt độ, bài lá, hàng vàng mã, kinh doanh vũ trường, xổ số, đánh bài.v.v... và trong đó có ôtô.

Muốn giá ôtô rẻ, đừng coi nó là đồ xa xỉ o toÔtô là mặt hàng hạn chế tiêu dùng còn cao hơn cả rượu bia, thuốc lá

Có nghĩa là, với chính sách thuế này thì ôtô là mặt hàng hạn chế tiêu dùng còn cao hơn cả rượu bia, thuốc lá và vàng mã, kinh doanh karaoke, casino... Lý do đưa ra, theo quan điểm của Bộ Công Thương, và cũng là quan điểm chính thức của nước ta ngay từ khởi thủy cho đến hiện nay, thì: “Đây không chỉ đơn thuần là hàng tiêu dùng, mà còn là mặt hàng thuộc dạng xa xỉ và phải chịu thuế TTĐB, nghĩa là không được khuyến khích tiêu thụ do cơ sở hạ tầng chưa tốt, đường sá chưa bảo đảm để tạo ra sự thông thoáng của giao thông”. (Theo phát biểu của nguyên thứ trưởng Đỗ Hữu Hào năm 2006).

Đâu phải do hạ tầng chưa đủ

Chưa thấy công trình nghiên cứu nào xác định hạ tầng giao thông như thế nào thì đáp ứng được số lượng ôtô như thế nào. Tất cả chỉ mới dừng ở mức cảm tính là xe máy đã thế thì ôtô chắc hẳn là sẽ còn khủng khiếp hơn nhiều!

Muốn giá ôtô rẻ, đừng coi nó là đồ xa xỉ o toĐường sá ở Việt Nam vẫn đủ chỗ cho số lượng ôtô nhiều hơn cỡ 5-7 lần số hiện có

Theo các thông báo của Bộ Giao thông thì tỉ lệ diện tích dành cho giao thông ở ta mới chỉ đạt 10%, trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia là 20%, vì thế mà hạn chế số lượng ôtô.

Thoạt nghe thì có lý, nhưng thực tế thì số lượng ôtô ở ta không phải bằng ½ các nước đó mà ít hơn rất nhiều lần. Theo tính toán trong “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam” thì so với Indonesia, số lượng xe ôtô ở ta hiện ít hơn 7 lần, nhưng hệ thống giao thông của Indonesia cũng chỉ ở mức cao hơn ta một chút.

Có nghĩa là đường sá ở ta vẫn đủ chỗ cho số lượng ôtô nhiều hơn cỡ 5-7 lần số hiện có. Vậy tại sao, chỉ với xe máy thôi, ở các thành phố lớn ta đã có cảm giác là không thể nào chịu nổi? Tất cả đều nằm ở quan niệm và phương pháp tổ chức giao thông.

Người dân khó tiếp cận với ôtô

Cần nói ngay rằng, thuế TTĐB khiến phần lớn, tuyệt đại đa số người dân không thể tiếp cận được thành quả công nghệ của loài người này.

Muốn giá ôtô rẻ, đừng coi nó là đồ xa xỉ o toThuế TTĐB khiến phần lớn, tuyệt đại đa số người dân không thể tiếp cận được với ôtô

Sự mâu thuẫn trong chính sách của Chính phủ thời gian qua lẽ ra đã phải có người đứng ra chịu trách nhiệm: Muốn phát triển công nghiệp ôtô nhưng lại giới hạn tiêu dùng. Một mâu thuẫn cơ bản nhưng không hiểu sao lại được áp dụng một cách lâu dài bất chấp mọi ý kiến đóng góp của các chuyên gia thế giới.

Với ngay cả Mỹ hoặc Nhật thì công nghiệp ôtô luôn là ngành công nghiệp mẹ, nó kéo theo hàng loạt ngành công nghiệp khác phát triển từ luyện kim, sắt thép đến, cao su, nhựa, trong đó quan trọng nhất là ngành công nghiệp phụ trợ. Thế nhưng sau bao nhiêu “hoạch định” thì đây vẫn là con số không, tất cả có thể quy về chỗ thuế TTĐB nhằm giới hạn người dùng.

Hiện ôtô cá nhân từ 9 chỗ trở xuống đang chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 45-60% tùy theo dung tích xi lanh. Chưa hết, loại xe này lại bị đánh chồng sau khi đã tính giá mua bộ linh kiện cộng với thuế nhập khẩu, khiến giá xe tăng cao và là nguyên nhân làm cho quy mô thị trường bị thu hẹp, sản lượng thấp.

Và hẳn là nếu không đề ra chính sách giảm TTĐB, vẫn cứ mãi coi ôtô là mặt hàng xa xỉ cần phải hạn chế tiêu dùng, thì sẽ còn lâu lắm, người dân Việt mới nghĩ đến được cái ôtô chỉ như là phương tiện hữu dụng đơn thuần.

>> Xem thêm các bài phân tích liên quan đến thuế ôtô:

Thế Đạt (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm