07:30  | 

Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2)

Từ “phuộc” được bắt nguồn từ tiếng Pháp (fourche) hay tiếng Anh (fork) nghĩa là cái xiên, là hình ảnh quen thuộc của cặp ống nhún gắn trên chạc ba xe máy.

Phuộc nhíp (trailling link)

Loại phuộc đặc biệt này sử dụng hệ thống nhún đàn hồi như của các loại xe tải hiện nay – lá nhíp sắt. Từ bánh trước, thông qua một khớp các đăng, lực va đập khi qua chướng ngại vật sẽ được truyền tải một phần nhỏ vào càng trước còn lại sẽ truyền lên trục nối với nhíp theo phương thẳng đứng và nhíp sẽ có nhiệm vụ triệt tiêu phần lớn lực này giúp cho người sử dụng có thể điều khiển dễ dàng hơn.

Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2) Cau_Tao_Phuoc_Truoc_Xe_May (8).jpgMột dạng phuộc nhíp.

Ưu điểm của loại phuộc này:

- Đơn giản.

- Rẻ tiền.

- Dễ sửa chữa và thiết kế.

- Độ bền cao

Nhược điểm:

- Không hiệu quả khi gặp lực tác động lớn.

- Giảm tuổi thọ phuộc và chức năng giảm xóc cũng giảm đi nhiều nếu đi vào đường xấu.

Chính vì những nhược điểm này nên loại phuộc này hiếm được sử dụng. Chính mẫu phuộc giúp cho hãng Indian Motocycle – Mỹ trở nên nổi tiếng và trở thành đặc trưng riêng của họ. Những mẫu xe máy đầu tiên của BMW cũng áp dụng loại phuộc này.

Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2) Cau_Tao_Phuoc_Truoc_Xe_May (6).jpgBMW R32 được áp dụng phuộc nhíp và cũng là mẫu xe thành công của hãng xe đến từ Đức. 

Phuộc giò gà (leading link)

Phuộc giò gà là loại phuộc có chảng ba được liên kết với bánh trước thông qua một thanh nối (link) và một khớp có thể xoay được (pivot point). Trên chảng ba cũng có một chốt dùng để gắn bộ phận giảm xóc, đầu còn lại của bộ phận giảm xóc được gắn trực tiếp vào bánh trước.

Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2) leadinglink21.gifSơ đồ hoạt động phuộc giò gà.

Khi có va chạm với chướng ngại vật, lực tác động trực tiếp lên thanh nối và sẽ được chuyển qua bộ phận giảm xóc và như thế người điều khiển sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động này.

Ưu điểm:

- Rẻ tiền.

- Hiệu quả cao ở ngay cả những tác động nhỏ.

- Dễ nhận biết khi xảy ra hư hỏng nhằm tránh hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng

Nhược điểm:

- Độ bền kém khi gặp những tác động lớn

- Khi đi qua những con đường có bề mặt dốc dễ bị mất ổn định

Tóm lại, phuộc giò gà là loại phuộc tuyệt vời khi đi trong thành phố nhưng lại không nên sử dụng để đi việt dã.

Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2) Cau_Tao_Phuoc_Truoc_Xe_May (7).jpg

Phuộc lò xo (springer)

Đây là một dạng phuộc đàn anh cuộc phuộc giò gà. Dạng phuộc này không có hệ thống nhún (ống ty, lò xo) đặt trong vỏ phuộc nhưng nó được đưa hẳn ra bên ngoài chảng ba (càng trước). Dạng phuộc này được sử dụng trên các mẫu xe cổ điển hoặc chopper. Tuy nhiên ngày nay mẫu phuộc này cũng được áp dụng trên phiên bản Softtail Springer của Harley Davidson.

Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2) Cau_Tao_Phuoc_Truoc_Xe_May (5).jpg Tìm hiểu về cấu tạo phuộc trước xe máy (Phần 2) Cau_Tao_Phuoc_Truoc_Xe_May (9).jpg Harley Davidson’s Springer và hoạt động của phuộc lò xo.

Đây là kiểu phuộc với hệ thống nhún đặc biệt được đặt gần chảng ba (càng trước) hoặc lồng vào trục giữa chảng ba và song song với 2 chân trụ của bánh trước. Khớp bản lề ở bánh trước có nhiệm vụ nối bánh trước với phuộc và đôi chân trụ. Ngoài ra, nhiệm vụ chính của khớp này chính là truyền tải chấn động khi va chạm với chướng ngại vật lên phuộc trước khi chân trụ bị tác động.

Thanh Phan (Trithucthoidai)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm