09:00  | 

Tài xế lái xe đường dài không đáng bị gọi là “hung thần”

"Lái xe Bắc Nam quanh năm, thời gian ngồi trên xe còn nhiều hơn ở nhà với vợ con. Có mấy hôm lái xe mệt lả cả người lại vừa nhớ nhà nhưng không biết tâm sự với ai. Lái xe cũng là một nghề chân chính, nhưng mỗi sáng đọc báo lại thấy người ta gọi mình là 'hung thần đường phố', tự nhiên thấy nghẹn ứ cổ họng."

Định kiến về nghề lái xe đường dài

Chút tâm tư của anh Chung dù ngắn ngủi, nhưng phản ánh chân thực định kiến của xã hội đối với tài xế xe tải và xe khách hiện nay. Theo khảo sát 1.000 bác tải trên 10 tỉnh thành, có đến 67% trong số họ chia sẻ rằng không nhận được nhiều sự tôn trọng từ xã hội. Những con người làm ăn chân chính hàng ngày ấy vẫn thường bị gán ghép với cụm từ chẳng mấy thiện cảm là "hung thần xa lộ". Nhiều người đâu biết rằng, "hung thần" vốn được định nghĩa là chỉ những người có quyền thế chuyên làm hại người khác, và trên thực tế, không có bác tài nào chủ ý gây tai nạn.

Tài xế lái xe đường dài không đáng bị gọi là “hung thần” adc-6472.jpgKhông phải tất cả những tài xế đường dài đều là "hung thần xa lộ".

Tuy nhiên, khi sự cố không mong muốn xảy ra, hầu như bác tài chính là người phải gánh chịu những chỉ trích từ dư luận đầu tiên mà chưa cần xem xét đến nguyên nhân. Giới lái xe còn truyền tai nhau rằng, “Chọn nghề lái xe tải và xe khách đường dài là chấp nhận bước một chân vô tù”. Định kiến, cực nhọc và áp lực là thứ các bác tài phải đối mặt thường ngày, nhưng dường như, họ chưa được một lần lắng nghe và san sẻ.

Theo số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải, cuối năm 2015, tỷ lệ thị phần của vận tải đường bộ (gồm vận chuyển hành khách và hàng hóa) đạt đến 65%. Từ đó kéo theo nhu cầu về số lượng tài xế xe tải lẫn xe khách tăng cao, và trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong nước.

Tài xế lái xe đường dài không đáng bị gọi là “hung thần” adc-6468.jpg

Với tình trạng thiếu hụt tài xế như hiện nay, lịch trình di chuyển của các bác tài luôn dày đặc. Đồng nghĩa với việc phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng hơn. Trong khi thời gian nghỉ ngơi ít hơn, số lượng chuyến cao hơn, tăng cường các chuyến xe chạy đêm... Từ đó dẫn đến nguyên nhân giảm sút sức khỏe và tinh thần của các bác tài, khiến tỷ lệ gây ra các vụ va chạm và tai nạn tăng cao.

Hệ thống hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của các phương tiện. Các vụ va quẹt xảy ra ở nhiều cung đường, nhiều thời điểm, nhiều loại hình phương tiện khác nhau.

Cần quan tâm đến những bác tài nhiều hơn

Nhận ra định kiến cần phải thay đổi, Bệnh Viện Ô Tô và Lốp xe Michelin Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, cùng Ắc quy GS Việt Nam, thương hiệu xe thương mại FUSO thực hiện chương trình “Ngày hội chăm sóc bác tài - Driver Care Day” lần đầu tiên tại Việt Nam. Mong muốn mang đến một chương trình chăm sóc bác tài cả về sức khỏe lẫn tinh thần cũng như an toàn cho phương tiện với quy mô trên cả nước.

Tài xế lái xe đường dài không đáng bị gọi là “hung thần” driver-care-day-3.JPGNgày hội chăm sóc bác tài - Driver Care Day đã thu hút hơn 600 bác tài xe tải và xe khách.

Ngày hội chăm sóc bác tài - Driver Care Day đã diễn ra tại hai miền Nam, Bắc. Cụ thể, sự kiện tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội đã được tổ chức trong hai ngày 1-2/11/2016 và tại bãi xe miền Nam, TP. HCM từ ngày 8-9/11/2016, thu hút sự tham gia của hơn 600 bác tài xe tải và xe khách.

Sự kiện đã mang đến cho các bác tài dịch vụ chăm sóc sức khỏe như siêu âm, đo huyết áp, kiểm tra thị lực, tư vấn để giảm tránh những bệnh mà tài xế dễ mắc phải như sỏi thận, xơ gan, gan nhiễm mỡ, mất ngủ…, dịch vụ cắt tóc miễn phí cùng những trò chơi thú vị.

Song song đó, hơn 130 xe tải và 250 xe khách tại 2 miền Nam Bắc cũng được các kỹ thuật viên kiểm tra, chăm sóc và tư vấn miễn phí một cách toàn diện: Bệnh Viện Ô Tô phụ trách scan lỗi điện tử, Michelin kiểm tra và tư vấn về lốp, GS đảm nhận việc bảo dưỡng ắc quy, FUSO hướng dẫn cách sử dụng xe hiệu quả, tiết kiệm và an toàn.

Những hoạt động này đã thể hiện sự quan tâm và trân trọng mà các thương hiệu hàng đầu trong ngành ô tô cũng như ngành công nghiệp phụ trợ dành cho các bác tài. Từ đó tạo cơ hội cho các bác tài chia sẻ những tâm sự, khó khăn trong nghề cầm lái mà họ chưa một lần được lắng nghe. Từ những lời chia sẻ nói trên hi vọng xã hội sẽ có cái nhìn tích cực hơn dành cho người tài xế, những con người đóng góp một phần công sức giúp Việt Nam phát triển.

Đề xuất ngày bác tài Việt Nam - National Driver’s Day

Ngày hội chăm sóc bác tài - Driver Care Day 2016 còn tiên phong trong việc công bố thành lập và phát triển Quỹ dành cho các bác tài - Driver Care Foundation, tập trung chăm sóc sức khỏe và an toàn cho cộng đồng tài xế trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng lần đầu tiên giới thiệu công nghệ nhận diện nguy cơ tai nạn - Hazard Perception đến với cộng đồng các bác tài và chủ xe, trước tiên là các bác tài xe khách và xe tải. Dự kiếncông nghệ này sẽ tiếp tục được triển khai rộng khắp trên cả nước và dành cho người điều khiển cácphương tiện đường bộ khác.

“Tại Việt Nam, các ngành nghề khác ít nhiều cũng nhận được sự quan tâm, ghi nhận. Hàng năm vẫnluôn có một ngày dành riêng để tri ân nghề nhà giáo, doanh nhân, bác sỹ...  Trong khi đó, tài xế cũng làmột nghề đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của xã hội, thúc đẩy guồng quay đời sống đi lên từng ngàynhưng ngược lại, họ chưa có một ngày được quan tâm đúng nghĩa nhất. Chúng tôi đề nghị nên có “Ngàybác tài Việt Nam - National Drivers’ Day”, nhằm tôn vinh nghề cầm lái nhiều gian nan.” - ông JaipetchChevaphatrakul, Tổng giám đốc Michelin Việt Nam chia sẻ sự thấu hiểu với nỗi niềm của các bác tài.

T.A (Trithucthoidai)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm