Chủ Nhật, 15/09/2024 | 04:51
17:35 |
Xe hơi Nhật Bản chịu trận tại Trung Quốc
Dường như vận đen vẫn chưa chịu dừng bám đuổi các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản khi các sản phẩm của họ phải hứng chịu cơn bão tức giận từ người dân Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra ở hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc tuần này. Và những chiếc xe hơi thương hiệu Nhật Bản đã trở thành mục tiêu của những người biểu tình giận dữ. Rất nhiều những chiếc xe hơi đã bị đập tan của sổ, một số khác thậm chí còn bị đốt cháy.
Những cuộc biểu tình tương tự cũng đã xảy ra ở Trung Quốc trước kia. Tuy nhiên, cuộc biểu tình lần này có tính chất trầm trọng và khó giải quyết hơn rất nhiều so với các cuộc biểu tình đã từng diễn ra trong quá khứ.
Các hãng xe Nhật chịu ảnh hưởng nặng nề từ tranh chấp Trung - Nhật
Đối với các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, điều đáng lo ngại nhất là tình trạng chống Nhật tại Trung Quốc vẫn mạnh mẽ trong tương lai gần, có thể làm ảnh hưởng đến doanh số trong một thời gian dài bởi thật không dễ dàng để giải quyết các tranh chấp đang nhức nhối trong quan hệ hai nước.
Vấn đề đầu tiên liên quan đến lịch sử bi thảm của chiến tranh thế giới thứ II khi quân đội Nhật Bản giày xéo, tàn sát nhiều vùng của Trung Quốc sau cuộc tấn công năm 1937.
Người Trung Quốc tin rằng, quân xâm lược Nhật Bản phải chịu trách nhiệm cho một số tội ác khủng khiếp, bao gồm cả vụ thảm sát 300 nghìn người ở phía Đông thành phố Nam Kinh Trung Quốc năm 1937. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Nhật Bản cáo buộc phía Trung Quốc đã phóng đại các tội ác chiến tranh này.
Lưu tâm về sự tàn ác này, chính quyền Trung Quốc tổ chức biểu tình bất cứ khi nào các lãnh đạo Nhật Bản tới thăm ngôi đền Yasukuni ở Tokyo, nơi thờ phụng các binh sĩ Nhật Bản đã chết trong cuộc chiến đấu bảo vệ đế quốc Nhật Bản.
Thời gian đã không thể chữa lành vết thương này. Năm 2005, hàng nghìn người dân Trung Quốc đã đồng loạt xuống đường để phản đối một cuốn sách Nhật Bản chống lại cuộc thảm sát Nam Kinh.
Tranh chấp thứ hai giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến vấn đề lãnh thổ. Hai nước đang đấu tranh giành quyền kiểm soát một nhóm những đảo nhỏ ở biển Đông Trung Hoa.
Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo, được gọi là Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc hay Senkaku theo tiếng Nhật Bản. Cuộc tranh cãi lãnh thổ này mạnh mẽ hơn những bất đồng kéo dài từ chiến tranh thế giới thứ II.
Đó là lý do tại sao lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề suất các đồng sự Nhật Bản rằng sẽ là khôn ngoan cho cả hai phía nếu gác lại tranh chấp về chủ quyền biển đảo.
Trong một thời gian, cả hai đất nước đã đi theo lời chỉ giáo của lãnh đạo kỳ cựu họ Đặng. Thế nhưng vấn đề này lại một lần nữa bùng lên năm ngoái khi nhóm binh sĩ bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ thuyền trưởng của một thuyền cáTrung Quốc gần quần đảo. Nhật Bản đã tiến hành thả người sau khi chính phủ Trung quốc phản đối.
Tranh chấp tiếp tục leo thang vào ngày 11 tháng 9 khi chính phủ Nhật Bản mua lại quyền sở hữu hòn đảo này từ một gia đình Nhật Bản.
Tokyo cho biết, việc mua bán nhằm ngăn chặn các nhà hoạt động Nhật Bản khiêu khích phía Trung Quốc bằng cách phát triển quần đảo. Tuy nhiên, phía Bắc Kinh bày tỏ giao dịch này đồng nghĩa với việc chiếm hữu quần đảo từ phía Nhật Bản.
Hành động đó đã làm mở ra các cuộc tuần hành chống Nhật trên khắp Trung Quốc. Một số cuộc biểu tình nhanh chóng leo thang thành các cuộc bạo loạn khi những chiếc ôtô Nhật Bản bị đốt cháy.
Liên quan đến sự an toàn, nhiều nhà sản xuất Nhật Bản bao gồm Toyota, Honda, Nissan và Mazda đã tạm dừng hoạt động một số nhà máy của họ ở Trung Quốc. Khi các cuộc biểu tình đường phố được tạm lắng xuống, những nhà sản xuất Nhật Bản có thể tiến hành các hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp lãnh thổ cơ bản vẫn chưa được giải quyết, do đó, tình cảnh chống Nhật tại Trung quốc sẽ vẫn còn mạnh mẽ và có thể, người tiêu dùng Trung quốc sẽ tiếp tục tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản.
Đó không phải là tin tốt lành cho các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, khi ngành công nghiệp ôtô nước này vừa mới phục hồi từ trận động đất năm ngoái.
Ngọc Điệp (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá