07:43  | 

Khó khăn ô tô vẫn chen chân vào Việt Nam

Mặc dù luốn đưa ra nhận định thị trường ô tô Việt Nam đến nay có quy mô hết sức nhỏ bé, chính sách kinh doanh và phát triển không thuận lợi nhưng các hãng ô tô vẫn chen nhau vào Việt Nam.

>> Thêm xe đa dụng hạng sang sắp về Việt Nam

Giữ cho tương lai

Theo dự báo của các hãng ô tô, tiêu thụ xe năm 2013 chỉ đạt chỉ đạt 100.000 xe. Đây thực sự là một con số không lớn nhưng điều đó cũng đã đủ hấp dẫn đề các nhà sản xuất ô tô trên thế giới vẫn không ngừng chen chân vào Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhìn về tương lai, các nhà sản xuất ô tô cùng các chuyên gia đều thừa nhận Việt Nam sẽ có thị trường ô tô lớn vào sau năm 2020. Khi đó thu nhập bình quân đầu người Việt Nam đạt 3.000 USD/năm, tại các thành phố thu nhập cao hơn vì vậy nhu cầu về ô tô sẽ bùng nổ, chính vì vậy mà nhiều nhà sản xuất không muốn bỏ lỡ cơ hội này và đang thâm nhập thị trường.

Dù thị trường đang ở giai đoạn khó khăn nhưng tập đoàn xe hơi của Pháp là Peugeot Citroen cũng hợp tác cùng Trường Hải để lắp ráp và phân phối xe mang thương hiệu Peugeot. Rolls-Royce cũng cho biết đã tìm được nhà phân phối xe tại Việt Nam và chuẩn bị cho ra đời đại lý chính thức đầu tiên. Lexus sau thời gian nhập khẩu ủy thác cũng sẽ có mặt chính thức tại Việt Nam vào cuối năm 2013. Vào năm 2012, Mazda, sau thời gian rút khỏi Việt Nam đã quy lại Việt Nam mở nhà máy sản xuất và nhập khầu để phân phối.

Trong thời gian đầu, việc bán hàng với nhiều hãng xe mới tham gia thị trường có lẽ không quan trọng bằng việc chuẩn bị như làm thương hiệu, xây dựng hệ thống dịch vụ sau bán hàng để không bị chậm chân và chờ đợi thời kỳ bùng nổ.

Giám đốc Marketing một DN ô tô mới gia nhập thị trường ô tô Việt Nam cho biết, thị trường tiềm năng là điều không ai phủ nhận, song có sản xuất trong nước hay không thì chúng tôi đang chờ đợi chính sách. Nếu có đủ điều kiện thuận lợi thì sẽ đẩy mạnh đầu tư sản xuất lắp ráp xe trong nước, nếu không thì chỉ nhập khẩu thôi.

Hiện nay, nhiều DN ô tô cũng đã chuẩn bị kế hoạch cho riêng mình.

DN sản xuất ô tô lớn nhất Việt Nam cũng đã lên kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm 2018 khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực AFTA giảm về 0%. Theo đó, với những mẫu xe có doanh số thấp thì chuyển hẳn sang nhập khẩu. Chỉ đầu tư sản xuất lắp ráp 1-2 mẫu xe có sản lượng lớn và đẩy mạnh nội địa hóa để cạnh tranh với xe nhập khẩu.

Tuy nhiên, lãnh đạo của DN này cho biết, điều quan trọng là phải chờ đợi xem chính sách của Việt Nam đối với ngành công nghiệp này như thế nào trong giai đoạn tới. Nếu chính sách không thuận lợi, sản xuất lắp ráp trong nước không cạnh tranh với xe nhập khẩu thì khó có thể thành công.

Ưu đãi lắp ráp trong nước

Đến nay Bản chiến lược phát triển Công nghiệp đến 2020 tầm nhìn đến 2030 do Bộ Công thương soạn thảo đang được chỉnh sửa lại để trình Chính phủ trong thời gian tới.

Một quan chức của Bộ Công thương cho biết, vấn đề quan trọng nhất để khuyến khích các DN là chính sách về thuế với ô tô.

Thuế với ô tô hiện quá cao, muốn có thị trường đủ quy mô cho thúc đẩy nội địa hóa thì cần phải hạ xuống. Bộ Công Thương đưa ra 3 phương án đề nghị giảm thuế với ô tô.

Phương án thứ nhất là giảm 30% với thuế tiêu thụ đặch biệt và lệ phí trước bạ với xe có dung tích xi lanh dưới 2.0L sản xuất lắp ráp trong nước. Phương án thứ 2 là giảm 50% và phương án 3 là giảm 70% cho dòng xe chiến lược ( nếu có).

Tuy nhiên quan chức này cho biết Bộ Công Thương nghiêng về phương án 2, bởi để có dòng xe chiến lược chắc sẽ mất rất nhiều thời gian, không còn kịp nữa.

Tuy nhiên vấn đề này còn phải nhận được sự đồng thuận của các cơ quan chức năng và được Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính đang tính toán xem với việc giảm thuế phí như vậy thì sẽ gây thất thu cho ngân sách bao nhiêu.

Về thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc Bộ Công Thương cho biết đề nghị giữ mức cao như hiện nay cho tới tận 2017 chứ không giảm dần để bảo hộ cho các DN trong nước, tới 2018 sẽ giảm xuống 0%. Ý kiến này nhận được sự đồng thuận của các cơ quan chức năng.

Sau khi được Chính phủ phê duyệt chính sách sẽ được thực hiện ngay và trong 4 năm sẽ cố gắng thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển bởi dây là cơ hội cuối cùng. Nếu không sau 2020 thị trường ô tô tiềm năng chắc chắn sẽ thuộc về xe ngoại nhập và theo dự báo của Bộ Công thương đến 2025 Việt Nam nếu sản xuất trong trong nước không đáp ứng được, tất cả xe ô tô phải nhập khẩu thì số ngoại tệ phải bỏ ra là 12 tỷ USD và năm 2030 là 20 tỷ USD.

Để có ngành công nghiệp ô tô, ít nhất phải cần tới 30 năm với các chính sách ổn định, nay thời gian không còn nhiều không biết ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có cán đích?.

Theo Trần Thủy (Vietnamnet)

Ý kiến đánh giá (1)


Có thể bạn quan tâm