Chủ Nhật, 19/01/2025 | 11:49
20:24 |
Tìm hiểu quá trình thiết kế siêu phẩm Ferrari LaFerrari (P2)
Trải qua hơn 2 năm dài xây dựng và phát triển, LaFerrari là sản phẩm đầu tiên của hãng siêu xe Ý được thiết kế hoàn toàn trong nhà với những đặc điểm mới từ ngoại thất đến nội thất mang tinh thần Ferrari.
>> Tìm hiểu quá trình thiết kế siêu phẩm Ferrari LaFerrari (P1)
>> LaFerrari – Kiệt tác tốc độ đến từ nước Ý
>> LaFerrari – “Ngựa chiến” nhanh nhất thế giới
>> “Mổ xẻ” Ferrari F12 Berlinetta
Thiết kế nội thất
Ngay từ đầu, ý tưởng liên kết ngoại thất và nội thất bằng sợi carbon là quan trọng nhất trong tâm trí của các nhà thiết kế. Ý tưởng khung gầm và ghế tích hợp theo Manzoni là chìa khóa của vấn đề. Vì mục tiêu trọng lượng nhẹ, nhóm đã quyết định sử dụng bọt xốp làm ghế, gắn trực tiếp với khung gầm. Việc này giống như chỉ sơn phủ một lớp lên khung xe vậy.
Ý tưởng ban đầu là thiết kế xe xung quanh một khung bằng sợi carbon.
Manzoni nhận xét về các bản phác thảo bên dưới: “Hãy chú ý đây là một chiếc xe gắn máy có khung và hệ thống phanh lấy cảm hứng từ xe đua Công thức 1. Chúng tôi gọi ý tưởng này trong tiếng Ý là telaistico. Ý tưởng là giữ lại một phần của khung của bảng điều khiển nhìn thấy được. Đó là lý do tại sao nhìn thấy các thanh ngang có các lỗ thông hơi và nổi lên. Nó hoàn toàn tách biệt với thể tích của bảng điều khiển chính".
Nội thất của LaFerrari lấy cảm hứng từ xe đua Công thức 1.
Trong bản kế hoạch phác thảo, các thanh ngang được dựng thành mô hình, nhưng cuối cùng bị từ chối. “Đến phút cuối chúng tôi đã có cảm giác có chút gì quá phức tạp với những chiếc ống này, chúng không thực sự giống như Ferrari”, Manzoni cho biết.
Các phác thảo đầu tiên với nhiều chủ đề khác nhau cho thấy các ý tưởng thai kỳ về bộ khung. Nhiều phần của bảng điều khiển (IP) phải giảm bớt vì trọng lượng, trưởng nhóm thiết kế nội thất Juan Manuel Lopez cho hay. Tuy nhiên, hình dạng Boomerang là phần tối thiểu của IP mà nhóm giữ lại, nó hỗ trợ các chức năng chính chẳng hạn như túi khí.
Bản phác thảo màu xám có ghế thể hiện chủ đề, mà theo Manzoni đó chính là phác thảo thật về nội thất. “Nó tinh tế và đơn giản đến nỗi cuối cùng chúng tôi quyết định chọn đi theo hướng đó”. Khung boomerang trong bản phác thảo này cũng cho thấy nguồn cảm hứng từ nguyên mẫu Ferrari P5 năm 1968. Lopez chia sẻ, loại khung hình chữ V này sẽ giúp tương tác với IP nhẹ nhàng hơn.
Tay đua Fernando Alonso ngồi ghế lái cùng với trưởng nhóm thiết kế nội thất Juan Manuel Lopez.
Trong quá trình thiết kế Ferrari, các vận động viên lái xe F1 giúp ích rất nhiều trong việc phát triển nội thất, và ở giai đoạn đầu của dự án. Lopez, người đứng bên ngoài chiếc xe trong ảnh kể lại đã có hai cuộc họp và một cuộc phỏng vấn với Fernando Alonso và một vài lần gặp gỡ với Massa. Họ thu thập tất cả các yếu tố đầu vào đến từ các vận động viên lái xe F1 và chuyển đến bộ phận F1 để xem xét công thái học của buồng lái và ghế.
Lopez cho hay chiếc ghế lái đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Nó không chỉ là ghế ngồi không có cấu trúc kim loại thông thường mà cũng là chỗ ngồi được thực hiện theo nhiều kích thước, phụ thuộc vào người lái xe.
Hình ảnh những chiếc ghế màu xám đậm và màu vàng chi tiết tương đối giống với những loại ghế trước trong khi các đặc điểm khác biệt được đánh dấu bằng sọc màu vàng. Ý tưởng của nhà thiết kế là sử dụng hiệu ứng Venturi, tận dụng khoảng trống giữa cơ thể và ghế ngồi để tạo ra việc thông gió tự nhiên. Tuy nhiên, cuối cùng họ phải từ bỏ điều đó vì lý do trọng lượng. Trong khi đó, tựa đầu là một thiết kế hoàn toàn khác biệt, có thể được tháo bỏ để phù hợp khi đội mũ bảo hiểm.
Đằng sau chủ đề boomerang là một mắt lưới - trong đó bao gồm tất cả các thiết bị điện tử do bảng điều khiển hoàn toàn gồm các thiết bị điện tử. Người lái xe cần hít thở thoải mái và ý tưởng mắt lưới là rất tốt, bởi vì nó mang lại cảm giác thông thoáng và nhẹ nhàng.
“Tất cả vật liệu đều được làm bằng sợi cac-bon, ngay cả cấu trúc chính của IP”, Lopez cho hay. “IP được chế tạo bằng vật liệu sợi carbon bao phủ bởi chất liệu Alcantara ở phần trên và da ở phần dưới, phủ phần trên là để ngăn phản xạ và phần dưới là để tạo ra chất lượng về mặt xúc giác".
Với công tắc “bridge” (trung tâm giao diện điều khiển), những gì nhà thiết kế cố gắng là không mang một trăm phần trăm từ chiếc F12, mà là một phiên bản giảm tải và thu nhỏ. “Chúng tôi thấy được cơ chế tối thiểu để hỗ trợ các công tắc, điều đó nghĩa là nó thậm chí còn giúp bạn có thể với được hộp găng tay nhỏ ở phía trước”, trưởng nhóm thiết kế nội thất chia sẻ.
Bộ điều khiển hoàn toàn được kỹ thuật số, đó cũng là một yêu cầu từ ông Montezemolo: không được phá vỡ truyền thống của Ferrari mà vẫn cho một cảm giác tương tự đồng hồ RPM. Có hai cấu hình chính để hiển thị: một cho điều kiện bình thường và một cho cấu hình xe đua, nơi mà các đồ họa thay đổi rất nhiều. Cuối cùng, lỗ thông gió, tương tự như F12 được lấy cảm hứng thông gió trên máy bay.
Không nghi ngờ gì hơn, xét về tỷ lệ, khối lượng và chi tiết, LaFerrari đại diện cho một đỉnh cao ấn tượng của Ferrari ngày nay. Nó dễ dàng thu hút sự chú ý trong cùng một cách như Enzo đã từng làm trước đó, với dáng vẻ xuất hiện hoàn toàn mới - một đều hiếm thấy trong ngành thiết kế xe hiện nay. Nó rõ ràng là hiện thân của tinh thần Ferrari, nhưng đã được đặt lại với nhau bởi một đội ngũ thiết kế trong nhà hoàn toàn mới, là một minh chứng cho kỹ năng thiết kế và quản lý con người của Manzoni và cho thấy tương lai an toàn trong thiết kế của Ferrari. Hơn thế nữa, chiếc xe này đại diện cho một bình minh mới của dòng siêu xe, cho sự khởi đầu kỷ nguyên mới của sự sinh sôi – lấy cảm hứng từ thế giới kỹ thuật số, điện tử và vật liệu hydrocarbon. Thế hệ siêu xe kỹ thuật số đã có một hình mẫu mới.
Hồng Hà (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá