Thứ Bảy, 23/11/2024 | 03:11
14:51 |
BMW – Gần 100 năm thăng trầm
Hiện nay, BMW nổi tiếng là một trong những nhà sản xuất ôtô lớn nhất chủ yếu nhờ những mẫu xe được sản xuất trong hai thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, để có được thành công như ngày hôm nay, BMW đã trải qua gần 100 năm thăng trầm trong lịch sử phát triển của Hãng.
Nguồn gốc của BMW bắt đầu năm 1913 khi Karl Friedrich Rapp, một kỹ sư người Bavarian nổi tiếng làm việc trong một nhà máy chế tạo máy bay ở Đức, thành lập công ty Rapp Motoren Werke tại một vùng ngoại ô Munich. Công ty của ông chuyên về động cơ máy bay, tuy nhiên Rapp cảm thấy chúng quá rắc rối và bị dao động dữ dội. Gần đó, Gustav Otto, cũng là một chuyên gia về máy bay, đã xây dựng cửa hàng riêng của mình là Gustav Flugmaschinefabrik chuyên sản xuất máy bay nhỏ.
BMW đã từng sản xuất động cơ máy bay
Rapp Motoren Werke sau đó ký hợp đồng với Austro-Daimler để sản xuất động cơ máy bay V12 Aero theo nhượng quyền. Công ty phát triển nhanh chóng, tuy nhiên năm 1916 Rapp rút lui khỏi công ty do những vấn đề về tài chính. Franz Josef Popp và Max Friz, 2 người Úc, lên tiếp quản công ty. Tháng 3/1916, Rapp Motoren Werke sáp nhập với Gustav Flugmaschinefabrik để thành lập công ty Bayersiche Flugzeungwerke. Sau đó, nó nhanh chóng đổi tên thành Bayersiche Motoren Werke (Bavarian Motor Works) hay viết tắt là BMW như chúng ta thấy ngày nay.
Năm 1917, động cơ máy bay đầu tiên của BMW, Type IIIa 6 xylanh, được đưa vào sản xuất. Năm 1919, Franz Zeno Deimer đã lập một kỷ lục về độ cao 9.760 mét so với mặt nước biển khi ông lái một chiếc máy bay sử dụng động cơ thế hệ sau của Type IIIa là Type IV. Sau khi hiệp định Versailles được ký năm 1919, BMW bị cấm sản xuất động cơ máy bay. Công ty chuyển qua sản xuất toa xe lửa. Khi BMW bắt đầu sản xuất lại động cơ máy bay vào năm 1922, họ đã lập hơn 29 kỷ lục trong lĩnh vực hàng không. Logo hiện nay của BMW được giới thiệu vào năm 1920 và được lấy cảm hứng từ thiết kế của cánh quạt máy bay.
Chiếc ôtô đầu tiên của BMW là chiếc R 32 được sản xuất vào năm 1923 tại nhà máy Eisenach mới xây dựng gần sân bay Munich. Chiếc R 32 sử dụng một động cơ nằm ngang đặt trên khung dạng ống đôi và có công suất 8,5 mã lực tại tua máy 3300 vòng/phút. Chiếc xe 494cc 2 xylanh này có thể đạt tốc độ tối đa 95km/h và trong vòng 3 năm, BMW đã sản xuất 3090 chiếc.
Năm 1928 đánh dấu một sự kiện lịch sử trong việc sản xuất ô tô của BMW. Được sản xuất tại nhà máy Aisenbach, chiếc Dixi 3/15 PS đã đánh dấu sự khởi đầu trong việc sản xuất ô tô của BMW. Dixi 3/15 PS được sản xuất theo nhượng quyền của Austin và về cơ bản nó là cùng mẫu với chiếc Bantan ở Mỹ và Datsun ở Nhật. Những chiếc Dixi đầu tiên sử dụng mui trần và được trang bị động cơ 734cc 4 xylanh có công suất 15 mã lực. Tốc độ tối đa của nó là 80km/h. Năm 1929, phiên bản mới của Dixi, chiếc DA2, được sản xuất. DA2 có thân xe làm hoàn toàn bằng thép và được trang bị hệ thống phanh ở cả 4 bánh. Năm 1930, chiếc Dixi có chiến thắng đầu tiên tại một cuộc đua ô tô. Tổng cộng đã có 18.976 chiếc được sản xuất.
Năm 1932, chiếc BMW AM 4 (được xem là chiếc xe “thật sự” đầu tiên của BMW) được đưa vào sản xuất. Chiếc AM 4, cũng được gọi là 3/20 PS, là “hậu duệ” của chiếc Dixi và là chiếc xe thương mại đầu tiên được BMW sản xuất hoàn toàn trong nhà. Xe được trang bị động cơ 782cc 4 xylanh có công suất 20 mã lực tại tua máy 3500 vòng/phút. Với động cơ này, xe có thể đạt tốc độ tối đa 80km/h
Năm sau, BMW giới thiệu chiếc 303. Đây là chiếc BMW đầu tiên sử dụng động cơ 6 xylanh và kiểu lưới tản nhiệt dạng 2 hình bầu dục đôi mà sau này trở thành điểm đặc trưng của các mẫu xe BMW. Sử dụng khung xe bằng thép ống được hàn lại, hệ thống treo phía trước độc lập, hệ thống lái sử dụng cơ cấu răng, chiếc 303 đã đặt cột mốc quan trọng trong lịch sử chế tạo xe. Với động cơ 1173cc công suất 30 mã lực, 303 có thể đạt tốc độ tối đa 90km/h.
Ba năm sau, năm 1936 chiếc BMW 328 được gớii thiệu. Đây là chiếc xe phổ biến nhất và vẫn là chiếc xe thể thao nổi tiếng nhất của BMW trước chiến tranh. Chiếc 328 được thiết kế chủ yếu cho các cuộc đua ô tô và nó cũng đã giành được thắng lợi tại cuộc đua ở Mille Miglia, Ý năm 1938. Mặc dù là một xe đua nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một chiếc xe đường phố phổ biến. Xe chỉ năng có 558 kg do sử dụng khung gầm dạng ống cực nhẹ và capô, cửa xe và đuôi xe được làm bằng hơp kim nhẹ. Được trang bị động cơ 1971 6 xylanh công suất 80 mã lực, 328 có thể đạt tốc độ tối đa 150 km/h. BMW đã sản xuất tổng cộng 462 chiếc 328.
Năm 1935, BMW ghi tên mình vào sách kỷ lục một lần nữa, lần này là với một chiếc 2 bánh. Emst Henne đã lái một chiếc môtô 500cc công suất 108 mã lực lập kỷ lục thế giới về tốc độ cho xe 2 bánh với vận tốc 279,5 km/h. Kỷ lục này đứng vững suốt 2 thập kỷ.
Tuy nhiên, những thành công của BMW không tồn tại được lâu. Sau Chiến trang thế giới thứ 2, công ty chỉ còn là đống tro tàn. Các nhà máy của nó đều bị phá hủy và một lệnh cấm sản xuất bất cứ thứ gì trong vòng 3 năm được phe Đồng minh ban hành để trả đũa việc BMW sản xuất rocket và động cơ máy bay trong thời gian chiến tranh. Mẫu xe đầu tiên sau chiến tranh, chiếc sedan 501 sang trọng được sản xuất năm 1951, không phù hợp với tình hình của một đất nước vừa bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh. Chiếc 501 vì thế mà không đạt được doanh số như BMW trông đợi.
Một chiến lược phát triển hoàn toàn khác của BMW đã giúp vực dậy công ty. Năm 1955, chiếc Isetta 250 được tung ra thị trường và đã rất thành công khi những chiếc xe nhỏ trở nên phổ biến trong những năm 50. Isetta được sản xuất dưới sự nhượng quyền của Iso, một nhà sản suất Ý. Xe sử dụng một động cơ môtô 245cc công suất 12 mã lực và chỉ có một cửa ở phía trước. Với động cơ này, xe có thể đạt tốc độ tối đa 85 km/h. Trong 7 năm đã có 161.728 chiếc Isetta được sản xuất.
Vài năm sau đó, khi mà tình hình tài chính của BMW vẫn chưa ổn định thì một trong những mẫu xe đáng nhớ nhất trong lịch sử công ty được giới thiệu. Được tung ra thị trường năm 1956, chiếc BMW 507 nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Xe là một chiếc mui trần 2 cửa được thiết kế bởi Alberecht Graf Foertz và những mẫu xe ra đời sau vẫn mang một nét gì đó giống chiếc 507 này. BMW 507 sử dụng động cơ V8 3136cc mạnh mẽ với công suất 150 mã lực tại tua máy 5000 vòng/phút và có thể đạt tốc độ tối đa 200 km/h. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ để cạnh tranh với đối thủ chính của nó là Mercedes 300SL. Mặc dù chỉ có 252 chiếc 507 được sản xuất nhưng nó vẫn là biểu tượng cho nỗ lực và sự thành công của BMW trong những năm 50 sau chiến tranh.
Bước kế tiếp trong sự phát triển của BMW và là tiền thân của những chiếc BMW chúng ta biết ngày nay được ra đời năm 1962. Chiếc 1500, vốn đã được phát triển trong cơn khủng hoảng của những năm 50, là một vị cứu tinh khác của BMW. 1500 có hệ thống treo hoàn hảo, thiết kế mang tính đột phá vào thời điểm đó. Với động cơ 1499cc 4 xylanh công suất 80 mã lực tại tua máy 5700 vòng/phút, chiếc 1500 có thể đạt tốc độ tối đa 148 km/h. Trong 2 năm, chỉ có 23.807 chiếc 1500 được sản xuất. Tuy nhiên, nếu tính chung tất cả các mẫu xe khác trong dòng xe này (gồm có 1500, 1600, 1800, 2000) thì tổng sản lượng lên đến 334.165 xe. Dựa trên nền những mẫu xe này, thế hệ 5-series đầu tiên, chiếc E 12, được tung ra thị trường lần đầu vào năm 1972. Mẩu 3-series xuất hiện 3 năm sau đó (chiếc E 21) và tiếp đó 2 năm là mẫu 7-series vào năm 1977.
E21, thế hệ đầu tiên của BMW 3-series
Năm 1990, BMW quay trở lại lĩnh vực sản xuất động cơ máy bay sau khi thành lập BMW Rolls-Royce GmbH (hợp tác với Rolls Royce). Năm 1998, sau nhiêu cuộc thương thảo kéo dài liên quan đến việc mua lại Rolls Royce, BMW đã chính thức mua được quyền sử dụng thương hiệu và logo từ Volkswagen và việc chuyển nhượng được dự tính tiến hành vào năm 2003. Năm 1994, BMW thực hiện một vụ mua bán khác, lần này là công ty Rover Group PLC. Sau khi thua lỗ nặng, Rover tách ra khỏi Land Rover và Land Rover được Ford mua lại. BMW đã mua được quyền sử dụng mẫu Mini mới và việc mua bán sẽ diễn ra vào đầu năm 2002.
Ngày nay, các mẫu Z3, Z8 và tất cả dòng 3, 5, 7 series cũng như các xe môtô thể thao của đều kế tục được truyền thống tốt đẹp của BMW trong việc sản xuất những mẫu xe tuyệt vời dựa trên phong cách, khả năng hoạt động và những tiến bộ của công nghệ.
Thế Đạt (Theo PL&XH/ Nguồn: Tổng hợp)
Ý kiến đánh giá