09:38  | 

Những bất ngờ về cách các đại lí xe kiếm lời từ bạn

Mặc dù mọi người đều bận tâm rất nhiều đến chuyện thương lượng giá thấp nhất có thể khi mua một chiếc xe mới, nhưng đó lại không phải là khâu mà ngành bán xe kiếm được nhiều tiền nhất.

Các đại lí kiếm được nhiều tiền nhất qua khâu bảo trì, thay thế linh kiện, bởi vì các bạn có lẽ sẽ không thể thương lượng được giá nhân công tính theo giờ thấp hơn cho những công việc không được tính trong phiếu bảo hành. Cũng có ít khả năng là các bạn sẽ mặc cả được mấy để thay hộp số hay một bộ lốp.

Trong khâu bảo hiểm và tài chính – khi bạn có thể thương lượng thoải mái – thì các đại lí cũng vẫn đạt được lợi nhuận cao.

Thông tin tài chính của sáu nhóm đại lí xe mới thương mại công tại Mỹ chỉ ra rằng: Ở một quy mô lớn, các đại lí tham gia trong ngành bán xe cả cũ và mới, để theo đó họ có thể sửa chữa và bỏ vốn cho những chiếc xe.

So với công việc bán xe mới, các đại lí sẽ thu được tổng chênh lệch lợi nhuận cao hơn nhiều trong những việc bảo trì, thay thế phụ tùng; bán bảo hiểm xe; và bán dịch vụ bổ sung, ví dụ như những hợp đồng bảo trì mở rộng – thường được gọi là những “gói bảo hiểm mở rộng”.

Với các hợp đồng bảo trì mở rộng, tiền lãi có thể lên đến 100%. Các đại lí cũng thu được lợi nhuận từ những khoản cho vay và cho thuê khi thương lượng. Trên thực tế, người bán xe được chia một tỉ lệ lãi do người cho vay kiếm được.

Họ cũng bán các gói sản phẩm Tài chính và Bảo hiểm như GAP (loại bảo hiểm dành cho tài sản được bảo hành.) Nếu chiếc xe của bạn bị mất cắp hay hư hại hoàn toàn vì tai nạn, GAP sẽ chi trả/bù đắp phần chênh lệch giữa số tiền nợ gốc còn lại và giá trị thực tế của chiếc xe, và phần chênh lệch đó thường ít hơn nhiều so với số tiền nợ gốc còn lại.

Trong quý 4, với phần lãi trong các khoản cho vay và cho thuê, và việc bán các gói sản phẩm Tài chính và Bảo hiểm, sáu nhóm đại lí xe mới thương mại công thu được bình quân 1.100 đô la trên mỗi xe. Số bình quân này bao gồm cả xe con và xe tải – mới và cũ.

Ví dụ, với Asbury Automotive Group, các gói sản phẩm Tài chính và Bảo hiểm chỉ chiếm 3% doanh thu trong năm 2011, nhưng cũng tương tương 20% tổng lợi nhuận.

Một số nhà bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như Trung Tâm Cho Vay Có Trách Nhiệm có ý kiến rằng ngành bán xe ít nhất cũng cần công khai số tiền kiếm được từ các khoản cho vay và cho thuê. Họ cũng cho rằng ngành bán xe không nên thu lãi suất từ các khoản cho vay ấy.

Theo lí thuyết, sự cạnh tranh giữ cho lãi suất nằm trong kiểm soát. Trong những thảo luận với Ủy Ban Thương Mại Liên Bang vào năm ngoái, giới ủng hộ các nhà cho vay tiền mua xe lập luận rằng: tính trung bình, lãi suất trong những khoản vay “gián tiếp” thương lượng tại các đại lí sẽ thấp hơn so với những khoản vay “trực tiếp,” không có người trung gian. Đó là một lí lẽ khá rõ ràng ủng hộ việc cho vay gián tiếp.

Bảo trì và thay thế linh kiện là khâu thực sự sinh lời cho ngành bán xe, tiêu biểu cho cả doanh thu và tổng lợi nhuận. Với Penske Automotive Group – tập đoàn hoạt động ở Mỹ và Anh – bảo trì và thay thế linh kiện chiếm 13% thu nhập hàng năm, tương đương 44% tổng lợi nhuận. Lãi gộp của Penske group trong khâu bảo trì và thay thế linh kiện là 57%, so với chỉ 8% doanh số bán xe mới.

Chắc hẳn các đại lí vẫn cần đến doanh thu từ việc bán xe mới và cũ. Khách hàng vẫn nên thương lượng để có được giá mua tốt nhất, nhưng cũng cần nhận thức được lợi nhuận thực sự của ngành bán xe thu được là từ đâu.

Mạnh Tùng (theo PLXH)

>> Xem chi tiết giá xe ôtô trên Autodaily

>> Xem chi tiết giá xe máy trên Autodaily

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm