Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:23
11:11 |
Tương lai ‘Big Three’ – 8 lo lắng, 2 hy vọng
Các nhà sản xuất xe hơi nội địa Mỹ đang tụt lại phía sau các đối thủ nước ngoài trong những phân khúc quan trọng. Câu chuyện dường như rất quen thuộc? Nhưng lo lắng có phải là thái quá khi trò chơi vẫn chưa kết thúc.
>> Bạn có thể bình luận về bài viết này trên http://www.facebook.com/Autodaily
Doanh số bán hàng của của các hãng ôtô đang dần hồi phục và tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của nền kinh tế. Những dấu hiệu này làm bừng sáng các triển vọng tài chính của ba ông lớn trong ngành sản xuất xe hơi của Detroit.
Tuy nhiên, nếu nhìn lại phía sau những diễn biến của đồng đô la thì tin tức cũng không phải là quá đáng khích lệ. Sau khi đã tạm ổn định vị trí tại thị trường quê nhà vào năm 2011, General Motors và Ford dường như đang đánh mất thị phần thêm một lần nữa. Những tổn thất này làm dấy lên những lo ngại. Ngoài những thế mạnh nội địa truyền thống như xe bán tải và dòng xe pony, Detroit đang có một khoảng thời gian khó khăn để đối đầu một cách trực tiếp với các đối thủ đến từ ngoài nước Mỹ - đang không ngừng được củng cố và tăng cường sức mạnh.
Khủng hoảng là tạm thời hay còn tiếp diễn thêm nhiều năm nữa vẫn là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, thị trường Mỹ đang tái hiện lại bức tranh của thị trường xe hơi châu Âu những năm 1990 khi sáu nhà sản xuất xe hơi kiểm soát phần lớn thị phần. Bất kể chuyện gì đang diễn ra, điều này có nghĩa rằng Detroit phải chống đỡ và tăng cường những thế mạnh của mình trong khi vẫn phải chiến đấu với các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc ác liệt như sedan cỡ trung và crossover cỡ nhỏ. Họ có một số lý do để lo lắng.
1. Tình hình tồi tệ hơn dự kiến
Vào đầu năm, các nhà phân tích đến từ Bloomberg đã tính toán rằng, GM sẽ mất 0.6 điểm phần trăm thị phần vào năm nay, trong đó Ford sẽ mất 0.5 điểm còn Chrysler là 0.2. Trong 3 tháng đầu tiên, tình hình đã chứng minh thậm chí sự mất điểm thị phần còn cao hơn nhiều khi GM để mất tới 1.9 điểm và Ford mất 0.7 điểm. Chrysler đã làm tốt hơn hai ông hàng xóm khi không những để mất mà còn giành thêm được những 2.1 điểm. Nếu ai đó nghĩ rằng đây chỉ là những thay đổi nhỏ và thực sự không đáng để quan ngại thì có lẽ họ sẽ phải suy nghĩ lại. Warren Browne – nhà phân thích độc lập của Automotive Compass tính toán mỗi điểm đáng giá khoảng 300 đô la của lợi nhuận ròng.
2. Cạnh tranh trong top 10
Dòng xe F – series của Ford (phải) vẫn là chiếc xe bán chạy nhất ở Mỹ, nhưng vào quý đầu tiên của năm 2012, cả Toyota Carmy (trái) lẫn Nissan Altima đều bán chạy hơn Chevrolet Silverado, chiếc xe bán chạy thứ hai trong thời gian dài sau F-series. Toyota, sau khi bị san phẳng bởi cuộc khủng hoảng triệu hồi sản phẩm lỗi và thảm họa kép động đất sóng thần, hiện nay đã sản xuất được 3 trong top 10 chiếc xe bán chạy nhất – ngang bằng Ford.
3. Sự hồi phục trong dòng xe sang của GM đang bị đình trệ
Cả Buick và Cadillac đều phải chịu đựng sự giảm sút về doanh số bán hàng trong năm nay, còn tập đoàn xe hơi GM thì chỉ tăng 1% trong khi toàn bộ thị trường tăng 13%. Cadillac sẽ tung ra hai mẫu xe mới được cho là rất quan trọng trong tình hình hiện nay vào cuối năm nhưng người tiêu dùng sẽ không có hy vọng vào bất cứ sự đột phá nào trong thiết kế của Buick, ít nhất là trong dự định của hãng cho đến thời điểm này.
4. Volkswagen có khả năng để bùng nổ
Mới được tiếp thêm sinh lực và nguồn cổ vũ khi báo cáo của hãng cho hay, doanh số bán hàng đã tăng 35% trong tháng 3 chỉ với sự đóng góp của một dòng sedan, chiếc xe compact Passat. Liệu đế chế khổng lồ đến từ châu Âu này có thể phát triển thêm bao nhiêu đại lý và bao nhiêu chiếc xe vào các showroom của hãng. Điều này chỉ lãnh đạo của hãng mới có thể trả lời, tuy nhiên con số 800.000 xe mỗi năm ở thị trường Mỹ trước năm 2018 không phải là một ước mơ quá xa vời, nhất là sau tất cả những gì đã diễn ra.
5. Detroit đang thất thế trong cuộc chiến công nghệ cao
Mặc dù công khai tất cả các tiêu cực xung quanh dòng xe điện, vấn đề tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường vẫn có giá trị đối với người tiêu dùng. Tờ tạp chí Tin tức ô tô (Automotive News) báo cáo doanh số bán hàng của các dòng xe điện, xe plug-in hybrid đã tăng 44% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái. Dòng xe Prius đã trở thành nhãn hiệu bán chạy thứ hai của Toyota – chỉ sau Camry. Và các ông trùm ở Detroit vẫn phải rất đau đầu vì chưa thể giải mã được vấn đề nhiên liệu thay thế.
6. Chuẩn hóa sản phẩm vẫn là một con đường dài
Bộ ba Detroit nói với công chúng rằng, những điều tồi tệ đã ở đằng sau, và giờ đây sản phẩm của họ là những chiếc xe đẳng cấp thế giới. Thế nhưng, khi tạp chí Consumer Report công bố bản báo cáo hàng năm về 13 hãng sản xuất ôtô vào tháng 4, thì các nhà sản xuất nội địa của Mỹ chỉ ngậm ngùi xếp ở vị trí thứ 10, 12 và 13. Ford – đứng ở vị trí thứ 10 theo tiêu chí tổng quát, giành được 60 điểm – kém vị trí dẫn đầu Subaru (sở hữu Impreza) tận 15 điểm. Trong tổng số 10 Top pick của năm 2012, chỉ hai gương mặt là Ford Mustang và Chevy Avalanche là những cái tên đến từ nước Mỹ, thế nhưng Avalanche đang được ngừng sản xuất.
7. Sự Mỹ hóa của các thương hiệu nước ngoài
Trong quý đầu tiên, Ford và Chevy vẫn giữ vững được vị trí của họ như hai thương hiệu bán chạy nhất tại Mỹ, tuy nhiên vị trí dẫn đầu đang bị đe dọa bởi sự theo sau gắt gao của Toyota, Nissan, Honda, Hyundai và Kia. Điều này cho thấy sản phẩm nhập khẩu đang dần dần chiếm ưu thế. Càng nhiều khách hàng tìm đến với những thương hiệu đến từ châu Á hay châu Âu chứng tỏ một điều rằng các sản phẩm này đang được ưa chuộng và chấp nhận rộng rãi tại Mỹ. Ngoài ra, tín hiệu này cũng mang đến những khách hàng tiềm năng cho các thương hiệu đến từ ngoài nước Mỹ.
8. Mối hiểm họa đến từ Huyndai/Kia
Nhà sản xuất ôtô đến từ Hàn Quốc đã công bố mức tăng doanh số bán hàng 22% tính đến thời điểm này của năm 2012 khi thị phần của hãng tăng từ 8.1 % lên 8.7%, đặt hãng vào cuộc cạnh tranh gay gắt với Honda Mỹ. Doanh số bán của hãng được dự đoán sẽ còn cao hơn, cứu vãn cho những hạn chế về năng lực. Điều quan trọng là, cả hai thương hiệu đều đã khẳng định được vị trí thị trường đặc biệt: Huyndai bán được nhiều xe với giá trẻ trong khi Kia là một thương hiệu giá trị với vẻ bên ngoài rất trẻ trung.
Mặc dù có những điều lo lắng, nhưng không phải là không có những dấu hiệu đáng mừng. Detroit chứa đựng những bộ não thông minh, và chẳng có cớ gì mà họ chịu khuất phục khi họ vẫn còn cơ hội chiến thắng.
1. Detroit đã tỉnh ngộ
Những chiếc xe ôtô nhỏ không còn là nỗi ám ảnh hay hối hận đối với 3 hãng sản xuất của Detroit, thậm chính đã trở thành một chiến lược kinh doanh cốt lõi. Chevy cho Sonics và Cruzes ra rìa trong khi compact Focus (trên) đánh bật Fusion để trở thành chiếc xe bán chạy nhất của Ford. Tập đoàn GM cũng đã bán hơn 100.000 chiếc xe trong tháng 3. Một điều lạc quan khác: Ford hiện nay bán nhiều xe tải với động cơ V6 hơn là động cơ V8.
2. Thời điểm để tỏa sáng
Cuối năm nay, ba ông lớn đến từ Detroit sẽ tung ra những mẫu xe mới thuộc các phân khúc cạnh tranh nhất trên thị trường. Chevy Malibu và Ford Fusion sẽ đứng lên chống lại sự thống trị trong phân khúc xe cỡ trung của Camry và Honda Accord. Trong khi đó Dodge (trên hình) thâm nhập vào sân chơi compact cùng Honda Civic và Toyota Corolla. Cuộc chơi càng được đẩy mạnh thì các nhà sản xuất nội địa càng có cơ hội chứng minh rằng họ vẫn đứng vững trên mảnh đất dành cho họ và không bao giờ chịu rút lui.
Ngọc Điệp (theo PLXH)
Ý kiến đánh giá