00:27  | 

Ford lên kế hoạch tái cấu trúc

Sáu tháng trước đây, đã có những lo ngại có căn cứ về tình trạng của Ford. Mặc dù hãng tránh được phá sản, nhưng vẫn còn nhiều thứ để quan tâm. Bài học từ sự sụp đổ của GM đang hiển hiện trước mắt.

Hiện nay, mối lo ngại lớn nhất của Ford là thị trường châu Âu, nơi hãng bị thua lỗ nặng nề. Dự báo trong năm nay khoản thua lỗ có thể lên tới trên 1 tỷ đôla. Trong cuộc hội đàm mới đây giữa Ford và các chuyên gia phân tích phố Wall, khoản lỗ 404 triệu đôla của quý hai đã trở thành chủ đề bàn luận chính.

Tổng kết lại, lợi nhuận của Ford giảm 1,4 tỷ đôla so với quý II/2011 còn doanh thu giảm 6% xuống còn 33,3 tỷ đôla. Lợi nhuận dự kiến cả năm chắc chắn sẽ nhỏ hơn mốc 8,8 tỷ đôla của năm trước. Cổ phiếu của Ford cũng mất giá hơn một nửa kể từ đầu năm 2011 và hiện đang được giao dịch ở mức giá dưới 9 đôla.

Tin tốt là tại thị trường Bắc Mỹ, sau giai đoạn khó khăn vài năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt kỷ lục với trên 2 tỷ đôla, mức lợi nhuận 10,2% này thuộc hàng tốt nhất thế giới. Và còn lý do gì để hy vọng rằng tính đến hết năm tình hình kinh doanh sẽ còn khả quan hơn? Đó chính là hai mẫu xe mới đầy hấp dẫn: Escape crossover và Fusion sedan cỡ trung, với mục đích nhắm vào các phân khúc thị trường hiện đang 'hot'. Để đáp ứng được lượng cầu tăng thêm, Ford sẽ tăng công suất sản xuất thêm 400 ngàn chiếc.

Ông Alan Mulally, CEO của Ford

Vậy làm thế nào để vực dậy thị trường châu Âu? Theo Giám đốc điều hành Alan Mulally thì Ford cần chứng minh rằng họ có thể sửa chữa những sai lầm trong chiến lược kinh doanh. Sẽ vô cùng khó khăn khi phải đóng cửa các nhà máy và đại lý, cắt giảm nhiều nhân công, và nói chung là điều chỉnh chiến lược sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm mới. Đó chính là lời giải cho bài toán hiện nay.

Mulally cho biết công ty "xác nhận tình hình nghiêm trọng ở châu Âu và hiểu rằng cần làm những gì để sinh lời và thu hút đầu tư trở lại." Giống như thị trường Bắc Mỹ, vấn đề của Ford ở châu Âu nằm trong nội bộ công ty, chứ không đơn thuần là do suy thoái kinh tế.

Giám đốc tài chính Bob Shanks cho biết: "Hãng đang phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn ở nhiều bộ phận khác nhau. Thông qua một giải pháp mới với tên gọi One Ford, chúng tôi đã xác định được cụ thể đó là những khó khăn gì. Chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng giải pháp này để xử lý những thách thức và cơ hội tại châu Âu... Còn quá sớm để thảo luận về những chi tiết của kế hoạch mới, nhưng chúng tôi sẽ tiết lộ cụ thể về chúng vào thời gian thích hợp cho tất cả các bên liên quan.'' Cơ bản của vấn đề tái cấu trúc là như vậy.

Thực sự không dễ dàng gì khi phải thương lượng với bên công đoàn và ở một số nước việc đóng cửa các nhà máy là bất hợp pháp. Rất khó để tin rằng Ford có thể gắng gượng được sau khi thực hiện chương trình tái cấu trúc. Trước đó, hai hãng xe lớn khác là GM và Chrysler đã phải xin bảo hộ phá sản.

Khác biệt ở chỗ, Ford gặp rắc rối nhưng họ biết cách xử lý.

Ngọc Tuấn (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm