Chủ Nhật, 19/01/2025 | 06:50
07:02 |
Năm 2022, ai sẽ bá chủ thị trường ôtô?
Các chuyên gia của Morgan Stanley đã khiến làng ô tô thế giới chấn động khi đưa ra dự đoán năm 2022 các hãng xe của Trung Quốc cũng như người tiêu dùng nước này có quyền quyết định ai sẽ là bá chủ thị trường ô tô thế giới…
Các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley đã sử dụng phương pháp phân tích lượng hóa. Họ tiến hành xếp hạng các nhà sản xuất ôtô dựa vào 4 tiêu chí gồm: kỹ thuật, độ phổ biến thương hiệu, chiến lược phát triển và nguồn lực kinh tế để đưa ra những dự đoán trong 10 năm tới của ngành công nghiệp ô tô. Theo đó, Morgan Stanley dự đoán sẽ có 4 “kịch bản” xảy ra mà phần thắng nghiên về các hãng xe Đức như VW, BMW…
Kịch bản 1: Các thương hiệu lớn bị lũng đoạn
Theo dự đoán của Morgan Stanley, các nhà sản xuất ôtô có bề dày kỹ thuật và công nghệ vẫn thành công trong việc thống trị thị trường. Thị trường ô tô điện vẫn chưa phát triển như kỳ vọng, thậm chí bị đẩy vào ngõ hẹp do giá xăng dầu vẫn còn ở mức thấp.
Dự đoán, đến năm 2012, mạng di động 4G sẽ trở thành trang bị tiêu chuẩn của ôtô. Khi đó các loại smartphone sẽ mang đến cho người sử dụng xe ô tô những trải nghiệm thú vị. Hệ thống giải trí trên xe tích hợp những chuẩn kết nối tiên tiến nhất có thể không chỉ cho phép chọn bài hát qua giọng nói, gọi điện rảnh tay mà còn gọi thấy hình, ra lệnh cho hệ thống máng ăn thú vật ở nhà cung cấp đủ nước uống, thức ăn cho thú cưng ở nhà dù đang cầm lái xe trên xa lộ… Tiện ích này cộng với thêm sự ra đời của các kỹ thuật mới sẽ đẩy lượng tiêu thụ ôtô hàng năm của Mỹ đạt đến con số 18 triệu chiếc/năm (hiện nay là 14 triệu chiếc).
Còn ở các thị trường mới nổi, do chịu ảnh hưởng của giá bán nên ô tô vẫn được xem là món xa xỉ với nhiều người. Các phương tiện giao thông công cộng được các nước ưu tiên phát triển hàng đầu, xe cá nhân sẽ bị xếp xuống hàng thứ yếu.
Các hãng xe của Đức sẽ hạ gục các hãng xe Hàn, Mỹ… khi mà người tiêu dùng có xu hướng thích mua những loại xe tích hợp công nghệ cao, có thương hiệu nổi tiếng hơn. Các “ông lớn” của Mỹ sẽ “đấu” nhau kịch liệt. GM có khả năng qua mặt Ford dù thời điểm hiện nay hãng xe này đang chiếm ưu thế về doanh số và công nghệ.
Trong khi đó, các hãng xe Nhật có thể trở thành kẻ thua cuộc. Cùng với sự khuếch trương của các hãng xe Đức, Mỹ và Hàn, độ tăng trưởng của các hãng xe Nhật dần thu hẹp. Toyota vẫn là nhà sản xuất ôtô số 1 của Nhật nhưng thị phần dần thấp hơn GM. Thị phần của Fiat tuy còn thấp nhưng vẫn thu được nhiều nguồn lợi khi liên minh với Chrysler, phần thắng vẫn cao hơn hai thương hiệu xe Pháp là Peugeot và Citroen.
Kịch bản 2: Facebook hóa ôtô
Giá xăng dầu vẫn ở mức cao khiến cho người tiêu dùng ngại sắm xe mới. Các nhà sản xuất ắc-quy, pin sẽ trở thành những “ông chủ” mới của ngành sản xuất ôtô. Còn các nhà sản xuất ôtô thì đổi ngôi thành những người thợ chuyên gia công mẫu mã bên ngoài. Sáp nhập và phá sản sẽ trở thành chuyện thường ngày ở huyện trong ngành sản xuất ôtô.
Các nhà sản xuất ô tô bắt đầu xe hướng Facebook hóa các dòng sản phẩm của mình. Có nghĩa là có xu hướng cá nhân hóa các dòng xe. Không gian xe có xu hướng ngày càng thu hẹp. Công nghệ về thân xe được điều chế từ kim loại nào không còn đóng vai trò thiết yếu mà thay vào đó là các công nghệ về giải trí...
Trong tình huống này, các nhà sản xuất xe ô tô của Đức sẽ một lần nữa giành phần thắng. Các hang xe Nhật cũng có những cuộc bứt phá ngoạn mục. Dựa vào sự thành công của Prius, danh tiếng của Toyota trên bảng xếp bạng sẽ có bước tăng lên, Nissan khẳng định vị thế với các mẫu xe hậu duệ của Leaf. Dòng xe Volt sẽ là con bài chiến lược của GM. Đặc biệt, Tesla – với động cơ điện hoàn toàn, sẽ trở thành bá chủ thị trường xe hơi.
Người thua cuộc trong cuộc chiến này là Huyndai của Hàn Quốc khi mà trong những năm gần đây luôn dựa vào chiến lược động cơ. Các nhà sản xuất xe của châu Ân, Trung Quốc, Ấn Độ… do thiếu vốn sẽ bị các nhà sản xuất năng lượng mới như: pin ô tô, pin mặt trời… loại ra khỏi thị trường.
Kịch bản 3: Cơn ác mộng của Detroit
Điều các nhà sản xuất ô tô lớn nhất hiện nay lo sợ nhất chính là việc các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc tăng trưởng một cách chóng mặt. Ngoài việc thu tóm một số thương hiệu xe nổi tiếng thế giới, các hang xe nội địa của Trung Quốc tiếp thu được nhiều công nghệ mới. Họ không chỉ tập trung phát triển nhà máy trong nước mà còn bành trương sang Bắc Mỹ, châu Âu... Các hang xe Trung Quốc sẽ “kí sinh” trên các thương hiệu xe nổi tiếng mà họ mua được để sản xuất ra những dòng xe “con lai” nhằm chinh phục thị trường Bắc Mỹ khó tính.
Theo đà phát triển mạnh mẽ của các thị trường mới nổi, nhu cầu sở hữu các dòng xe sang tăng mạnh. Các dòng xe giá rẻ bắt đầu có đất sống. Tính kinh tế của động cơ dầu, tiêu chuẩn khí thải, giá thành thấp sẽ trở thành chìa khóa để các hãng xe như Tata Ấn Độ có chỗ đứng trên thị trường.
Kết quả, theo dự đoán của Morgan Stanley, Volkswagen nắm ngôi bá chủ làng xe nhờ vào vị trí hùng mạnh của hãng xe này ở Trung Quốc và Brazil. Tata và BMW theo sát phía sau. Ngoài ra, hai nhà sản xuất ôtô của Trung Quốc là Dongfeng (nhà sản xuất ôtô lớn thứ 4 tại Trung Quốc) và Great Wall (nhà sản xuất SUV lớn nhất Trung Quốc) cũng tạo vị thế của mình ở vị trí kế tiếp.
Trái ngược với Volkswagen, Ford đánh mất ngôi vương khi chỉ chiếm 2% thị phần tại thị trường Trung Quốc. Phần bánh của Toyota và Nissan cũng thu nhỏ lại cũng do thị phần ở thị trường Trung Quốc tương đối thấp. Citroen và Fiat chỉ xếp hạng lót đường, chủ yếu là do thương hiệu của họ thiếu lực mở rộng, thực lực kinh tế không đủ mạnh.
Kịch bản 4: Ôtô giá rẻ chiếm lĩnh toàn diện thị trường
Morgan Stanley cho rằng đây là tình huống xấu nhất của toàn ngành sản xuất ôtô. Thị trường sẽ rơi vào giai đoạn co cụm và tăng trưởng chậm. Ôtô sẽ trở thành một dạng hàng hóa bình dân và việc được trang bị các công nghệ cao sẽ chẳng còn mấy quan trọng với người tiêu dùng.
Các loại ôtô giá rẻ xuất xứ từ các thị trường mới nổi sẽ được phát tán khắp nơi giống như một loại virút máy tính. Giá xe ngày càng rẻ khiến các nhà sản xuất xe hơi nổi tiếng theo truyền thống sẽ không thể chống đỡ nỗi dẫn đến đóng cửa hoặc là bị đẩy vào phân khúc thị trường bình dân.
Khi đó, thứ mà người tiêu dung xem trọng hơn cả vẫn là giá xe và độ tiết kiệm nhiên liệu. Kiểu dáng sẽ được đặt hàng thứ yêu. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển tầm ngắm các dòng xe cao cấp sang bình dân. Nhóm khách hàng xe hạng sang dần teo tóp. “Đây thật sự là thời đại đen tối của ngành sản xuất ôtô”, Morgan Stanley nhận xét.
Công ty ôtô Great Wall sẽ trở thành người thắng cuộc trong kịch bản này dù hiện nay chỉ là nhà sản xuất ôtô lớn thứ 10 của Trung Quốc. Vị trí Tata của Ấn Độ cũng rất cao. Trong số các nhà sản xuất ôtô danh tiếng hiện nay thì chỉ có Volkswagen, Huyndai và Kia vẫn ổn định trong tình huống này. GM thì tiếp tục một lần nữa vượt qua Ford nhờ sự thành công ở thị trường Trung Quốc.
Mercedes-Benz rất khó tiếp tục duy trì ngôi đầu của làng xe. Nhờ sự hỗ trợ của các công ty Nhật, Renault bắt đầu vượt qua Peugeot, Citroën và Fiat. Còn Tesla chỉ là con cờ lót đường. Do giá dầu thấp cộng với việc bất tiện trong việc tiếp năng lượng và kiểu dáng xe khác lạ nên các dòng xe mang biểu tượng của kỹ thuật cao Tesla sẽ khó được khách hàng lựa chọn .
Đánh giá
Trong 4 kịch bản, Morgan Stanley dự đoán kịch bản thứ 3 dễ xảy ra nhất. Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đang dần thôn tính những thương hiệu xe có tiếng tăm. Lượng người sử dụng xe ô tô ở Trung Quốc đăng ở mức tăng trưởng tốt.
Hồng Phượng (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá