15:15  | 

Thị trường xe nội tháng 7: Đón nắng mới

Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), sản lượng bán hàng của toàn thị trường tháng 7 đạt 7.433 xe, tăng 13% so với tháng 6/2012 và giảm 26% so với tháng 7/2011, trong đó xe con tăng 21%, còn xe tải tăng 10%.

>> Thị trường ôtô trong nước có được “cứu”?

Sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 6.263 xe, tăng 14% so với tháng trước, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 1170 xe tăng 9% so với tháng trước .

Tính tổng 7 tháng đầu năm, sản lượng cộng dồn của thị trường giảm 39%. Tuy nhiên, kết quả bán hàng của tháng 7 cho thấy dấu hiệu phục hồi và niềm tin dường như đã trở lại với người tiêu dùng.

Thị trường xe hơi trong nước đã có dấu hiệu khởi sắc

Doanh số cụ thể các dòng xe của các thành viên VAMA trong tháng 7 vừa qua:

Loại xe

Bắc

Trung

Nam

Tổng hợp

Xe du lịch

1.050

309

747

2.106

Xe thương mại

1.240

463

1.213

2.926

Xe đa dụng

534

158

803

1.505

Tổng cộng (2)

2.824

930

2.783

6.737

(2) Đã bao gồm cả số liệu của Mercedes-Benz Việt Nam

Sản lượng bán hàng trong tháng 7 của các thành viên VAMA so với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái như sau:

So sánh tháng

7/2012

7/2011

6/2012

Tăng/giảm (7/2012 so với 7/2011)

Tăng/giảm (7/2012 so với 6/2012)

Tổng số (1)

6.737

8.642

5.858

-22%

15%

Xe 2 cầu/xe đa công dụng

1.505

1.611

1.108

-7%

36%

Xe du lịch

2.106

3.334

1.822

-37%

16%

Xe thương mại

2.926

3.697

2.768

-21%

6%

(1) Số liệu toàn ngành ở đây được hiểu là số liệu được tổng hợp từ số liệu bán lẻ thực tế của các thành viên VAMA và số liệu nhập khẩu xe nguyên chiếc của các đơn vị không phải là thành viên VAMA trong tháng 7/2012.

Doanh số cụ thể các thành viên VAMA trong 7 tháng đầu năm 2012:

     Thời gian

7 tháng đầu năm 2012

7 tháng đầu năm 2011

Tăng trưởng

Tổng

42.462

61.935

-31%

SUV/MPV/Crossover

8.097

12.766

-37%

Xe du lịch

12.933

21.118

-38,8%

Xe thương mại

20.446

28.051

-27%

Xét trên phương diện các nhà sản xuất, Trường Hải và Toyota vẫn giữ 2 vị trí dẫn đầu với doanh số là 1.997 xe và 1.727 xe tương ứng. Trong khi đó, GM và Ford lần lượt xếp thứ 3 và 4 với doanh số 471 xe và 470 xe.

Với kết quả bán hàng của tháng 7/2012, dự báo thị trường năm nay sẽ kết thúc với khoảng 93.000 xe, tăng 16% so với dự báo từ tháng 6/2012.

“Phao cứu sinh” đã có hiệu quả?

Trong Văn bản của Bộ Giao thông Vận tải gửi VAMA tháng trước khẳng định “Bộ Giao thông Vận tải thấy rằng, việc tổ chức thu các loại phí này chỉ khả thi khi được sự đồng thuận của người dân”. Dường như văn bản này đã phát huy tác dụng, giúp người tiêu dùng bớt gánh lo về chi phí.

Cụ thể, Trong văn bản số 5299/BGTVT-TC vừa gửi tới Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), Bộ Giao thông Vận tải cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tháng 4/2012, Bộ này đã giao Tổng cục Đường bộ chủ trì phối hợp với Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải nghiên cứu kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh đề án thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân và phí ôtô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Tuy nhiên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng để hoàn chỉnh đề án này cần phải có khoảng thời gian nhất định, phù hợp (có thể vài ba năm) để tham vấn ý kiến phản biện, dư luận xã hội, thông tin đối thoại công khai đầy đủ về chính sách, từ đó mới đề xuất được lộ trình thực hiện phù hợp.

Khi nào thị trường thực sự bùng nổ?

Mặc dù văn bản của Bộ Giao thông Vận tải dường như đã phát huy tác dụng, nhưng có lẽ thị trường chỉ thực sự bùng nổ khi mà mức lệ thí trước bạ về mức 5% áp dụng chung cho cả nước như đề xuất của VAMA và việc rõ ràng lộ trình thu phí hạn chế phương tiện giao thông của Bộ Giao thông Vận tải.

Hoàng Tuấn (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm