Thứ Sáu, 22/11/2024 | 20:45
16:57 |
Toyota "méo mặt" do tranh chấp Trung - Nhật
Tình hình tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên xấu hơn khi Thủ tướng Yoshihiko Noda tuyên bố ông sẽ yêu cầu chính phủ Trung Quốc đảm bảo sự an toàn cho các công dân Nhật Bản, hàng ngàn người biểu tình phản đối tại các thành phố của Trung Quốc, hai hãng Toyota Motor Corp và Panasonic Corp đã ra thông báo về những thiệt hại do những người biểu tình quá khích gây ra.
Những người biểu tình đã xuống đường ở hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc, từ Bắc Kinh, Thượng Hải đến Quảng Châu, đòi chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo đang tranh chấp và tẩy chay hàng hóa Nhật Bản.
Hãng xe đầu bảng của Nhật đang chịu ảnh hưởng lớn do tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật.
Tháng trước, doanh số bán xe thương mại mang nhãn hiệu Nhật Bản giảm tại thị trường Trung Quốc, trong khi đó doanh số bán ra của các đối thủ Đức, Mỹ và Hàn Quốc tăng hơn 10%.
Trung Quốc là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Phát ngôn viên Keisuke Kirimoto cho biết một đại lý củaToyotađã bị hư hại do hỏa hoạn tại thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc và công ty đang kiểm tra thiệt hại tại các những nơi khác nữa.
Phát ngôn viên từ Tokyo, ông Atsushi Hinoki cho biết khói và lửa cũng bao trùm một nhà máy thiết bị điện tử Panasonic trong cùng một thành phố sau các cuộc biểu tình,
Trước đó, tờ China News Service dẫn nguồn tin từ hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo cho biết Chủ tịch Toyota ông Fujio Cho sẽ đến thăm Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 nhằm giảm bớt tác động căng thẳng đang gia tăng giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với các hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản.
Những người biểu tình đã xuống đường ở hàng chục thành phố trên khắp Trung Quốc, từ Bắc Kinh, Thượng Hải đến Quảng Châu.
Theo China News Service, cơ quan thông tấn của chính phủ tại Bắc Kinh, ông Cho và các giám đốc điều các Hãng xe hơi khác của Nhật Bản sẽ tổ chức những cuộc hội đàm với các quan chức chính phủ và ghé thăm một số thành phố của Trung Quốc để khôi phục lòng tin song phương,
Hãng tin Trung Quốc cho biết "Chủ tịch Toyota và phái đoàn gồm các giám đốc điều hành Nhật Bản dẫn đầu sẽ bày tỏ thiện chí với chính phủ và người tiêu dùng Trung Quốc, tuy nhiên, chưa rõ liệu người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chấp nhận hay không".
Làn sóng chống đối Nhật mạnh mẽ tại Trung Quốc, xuất phát từ những tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong tháng trước, đã ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp thị và bán hàng của các thương hiệu xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc.
Tuần trước, Giám đốc điều hành của Hãng Nissan, ông Toshiyuki Shiga phát biểu với các nhà báo tuần tại một diễn đàn trong ngành công nghiệp Trung Quốc cho biết Hãng phải cắt giảm các sự kiện tiếp thị sau các cuộc biểu tình chống Nhật Bản bắt đầu hồi tháng trước.
Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông cho biết tại thành phố Thâm Quyến, cảnh sát đã sử dụng hơi cay và vòi rồng để ngăn chặn người biểu tình tràn vào một cửa hàng bách hóa của Người Nhật tại đây.
Hôm qua, Thủ tướng Nhật Bản, ông Noda đã phát biểu trong chương trình "Sunday Debate" trên đài truyền hình NHK “Tôi cương quyết yêu cầu chính phủ Trung Quốc đảm bảo an ninh cho các công dân Nhật Bản”.
Căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn nhất châu Á leo thang sau khi tuần trước chính phủ ông Noda công bố họ sẽ mua các đảo tranh chấp từ các chủ sở hữu tư nhân người Nhật Bản, thông tin này đã thúc đẩy Trung Quốc gửi các tàu chiến đến gần quần đảo được gọi là Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Trung Quốc.
Xung đột diễn ra trong bối cảnh cả hai quốc gia đang phải vật lộn với suy thoái kinh tế toàn cầu và Trung Quốc đang chuẩn bị cho sự thay đổi lãnh đạo với chu kỳ 10 năm một lần.
Chủ tịch Toyota Akio Toyoda.
Ông Andy Xie, cựu Trưởng phòng kinh tế châu Á Morgan Stanley nhận xét : “Đây là một đòn khác giáng xuống nền kinh tế toàn cầu, thiệt hại đối với Trung Quốc có thể chỉ là lượng FDI sẽ giảm xuống, nhưng đối với Nhật Bản, tình hình có thể tồi tệ hơn vì ngành công nghiệp xe hơi chính là điểm sáng của nền kinh tế Nhật Bản".
Thống đốc Tokyo, ông Shintaro Ishihara là người đã khai hỏa những xung đột này khi tháng 4 năm nay ông từng phát biểu sẽ có thể sử dụng công quỹ để mua những hòn đảo này. Căng thẳng gia tăng sau khi nội các Nhật Bản đã thông qua việc mua các đảo này với khoản tiền 2,05 tỷ yên (tương đương 26 triệu USD) vào ngày 11 tháng 9 vừa qua.
Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận hành động này.
Hôm qua, tại Thượng Hải, hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã tiến hành theo dõi nhóm người biểu tình khi họ tụ tập bên ngoài lãnh sự quán Nhật Bản hét vang, "Bọn quỷ Nhật Bản biến đi, tẩy chay hàng hóa Nhật Bản, trả lại Điếu Ngư cho người Trung Quốc."
Không có báo cáo thương tích trong các cuộc biểu tình phần lớn là biểu tình hòa bình. Một ngày trước đó hàng trăm người biểu tình ở Bắc Kinh đã ném chai nhựa và trứng vào Đại sứ quán Nhật Bản khi cảnh sát chống bạo động đang canh gác tại tòa Đại sứ.
Hôm qua, Tân Hoa Xã đưa tin tại Quảng Châu, hơn 10.000 người tuần hành phản đối Nhật Bản. Theo Tân Hoa Xã, các cuộc biểu tình cũng xảy ra ở các thành phố Cáp Nhĩ Tân, Nam Kinh, Trường Xuân và Vũ Hán, và ở nước ngoài là tại Houston và Chicago.
Hãng tin Kyodo News của Nhật Bản cho biết vào ngày 15 tháng 9, hơn 40.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình tại 20 thành phố của Trung Quốc.
Trên trang web của mình, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc thông báo theo Kế hoạch của Hồng Kông, các nhà hoạt động sẽ đi thuyền đến các đảo vào ngày 18 tháng 9 này. Hồi tháng trước, Nhật Bản đã bắt giữ và trục xuất một nhóm khởi hành từ Hồng Kông và đã đặt chân lên các hòn đảo nhỏ để khẳng định tuyên bố chủ quyền củaTrung Quốc.
Ngày 18 tháng 9 là ngày kỷ niệm biến cố Mukden, còn được gọi là biến cố Mãn Châu, diễn ra vào năm 1931, hiện nay là thành phố Thẩm Dương của Trung Quốc, sự cố này đã dẫn đến việc quan đội Nhật Bản xâm chiếm phần phía đông bắc của Trung Quốc
Tại Nhật Bản, Bộ Ngoại giao ra thông báo cho biết ông Shinichi Nishimiya, Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc, đã qua đời sáng hôm qua vì bệnh tật. Ông Nishimiya đã được đưa đến bệnh viện vì mắc một căn bệnh chưa xác định được chỉ hai ngày sau khi được bổ nhiệm. Hãng tin NHK cho biết, ngày 15 tháng 9, Ngoại trưởng Nhật Bản ông Koichiro Gemba và Bộ trưởng Quốc phòng Satoshi Morimoto đã rút ngắn chuyến thăm tới Australia vì các cuộc biểu tình phản đối ở Trung Quốc.
Thanh Vân (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá