Chủ Nhật, 19/01/2025 | 07:02
09:24 |
Lỗi xe dẫn đến triệu hồi, Toyota "san tội" cho nhà cung cấp
Vấn đề công tắc cửa điện đã được hướng nguyên nhân đến một nhà cung cấp thành phần Nhật Bản. Tokai Rika có thật sự là kẻ tội đồ hay đơn thuần của là con tốt thí mạng cho "người khổng lồ" Toyota.
>> Lỗi cửa sổ điều khiển điện, Toyota triệu hồi 7,43 triệu xe
>> Toyota “đau đầu” vì sự cố thu hồi xe
Cuộc triệu hồi 7.43 triệu chiếc xe để sửa chữa công tắc cửa điện trên phạm vi toàn cầu của tập đoàn Toyota đã gợi nhớ lại một đơn khiếu kiện ở Mỹ vào năm 2008, tuy nhiên, trách nhiệm đã được đổ sang nhà cung cấp Mỹ cũng như phía công ty mẹ Nhật Bản.
Theo các tài liệu Toyota đệ trình lên Cơ quan quản lý an toàn giao thông đường bộ quốc gia Mỹ vào tuần này, bản báo cáo kết quả đầu tiên chỉ ra một vấn đề đã được Toyota thừa nhận vào tháng 9 năm 2008. Nó cho biết có một mùi không bình thường phát ra từ công tắc cửa điện cũng như lỗi nhiệt.
Một phần đã được trả lại cho nhà cung cấp để kiểm tra, tuy nhiên nguyên nhân gốc rễ thì không được xác định, theo như báo cáo của Toyota với NHTSA vào ngày 10 tháng Mười. Toyota đã lờ đi trường hợp này, tuy nhiên vẫn tiếp tục theo dõi tình hình.
Nhưng trước tháng 5 năm 2010, những báo cáo tương tự lại bắt đầu xuất hiện đầy bất ngờ. Toyota đã ngay lập tức mở một cuộc điều tra nội bộ.
Theo những tiết lộ trong bản báo cáo của Toyota, vấn đề nằm ở các công tắc phía người lái được sản xuất bởi công ty Tokai Rika, Nhật Bản và công ty con tại Hoa Kỳ Tram Inc. of Plymouth, Mich.
Một số các bộ phận được thực hiện ở Mỹ và Nhật Bản, thế nhưng hãng này cho biết thành phần khiếm khuyết đã được sản xuất ở Thái Lan và Trung Quốc.
Khoảng 2.47 triệu xe, chiếm 1/3 số xe trên toàn thế giới bị triệu hồi ở Mỹ. Khoảng 1.4 triệu xe ở Trung Quốc, 1.39 triệu xe ở châu Âu và hàng trăm nghìn chiếc ở nơi khác cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố lần này.
Các mô hình “dính chàm” trong cú ngã đau đớn của Toyota bao gồm các mô hình từ 2007 đến 2009 của các dòng xe như Camry, Camry Hybrid, Yaris, RAV4, Tundra, Scion xD, Scion xA, Sequoia, Highlander, Highlander Hybrid, Corolla và Matrix.
Lần triệu hồi lớn nhất
Toyota cho biết đây là lần triệu hồi lớn nhất do lỗi của một thành phần riêng lẻ của hãng. Thí nghiệm thăm dò trong thời gian dài dẫn đến lần triệu tập này gợi lên những đợt thu hồi do lỗi chân ga mà Toyota đã phải chịu đựng 2 năm trước đó. Vào thời điểm ấy, Toyota bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp của mình cho các vấn đề đã được báo cáo. Các cơ quan chính quyền cũng nhắc nhở công ty cam kết sắp xếp xử lý sự cố để khắc phục sai sót nhanh hơn.
Nhưng báo cáo tuần này với NHTSA cho thấy, các quan chức Toyota ở Nhật Bản và Bắc Mỹ tiếp tục vật lộn với việc xác định và phản ứng với các vấn đề an toàn tiềm năng một cách kịp thời.
Toyota đã từ chối bình luận các nội dung bên ngoài bản báo cáo nhưng nhắc lại hãng chỉ phát hiện ra một nguyên nhân cho vấn đề công tắc cửa điện trong thời gian gần đây.
“Chúng tôi đã cố gắng để xác định lý do”, người đại diện Toyota Joichi Tachikawa cho biết. “Chúng tôi không thể công bố bất cứ điều gì cho đến khi chúng tôi thực sự xác định những gì đang diễn ra và tìm hiểu được nguyên nhân gốc rễ”.
Ông này cũng đã từ chối tiết lộ danh tính cũng như bình luận về phản ứng của nhà cung cấp.
Tokai Rika từ chối đưa ra ý kiến và hướng tất cả những thắc mắc của truyền thông về phía Toyota.
Tokai Rika - Tội đồ hay con tốt thí?
“Chúng tôi chỉ là một nhà cung cấp bộ phận, vì vậy chúng tôi không thể đưa ra bất cứ bình luận nào”, đại diện Hitoshi Asano cho biết.
Sau khi Toyota xác định nguyên nhân trong tháng 8 năm 2012 sau nhiều năm thử nghiệm liên tục, bản báo cáo NHTSA cho thấy công ty này đã quyết định tiến hành chỉ một chiến dịch hài lòng khách hàng chứ không phải là một cuộc triệu hồi đầy đủ, bởi tình trạng quá căng thẳng trong các chỉ trích của Toyota được kích hoạt bởi “các yếu tố bên ngoài”.
Theo thông tin từ Toyota, các kỹ thuật viên dịch vụ đã sử dụng các loại chất bôi trơn lên công tắc để khắc phục vấn đề bị dính. Tuy nhiên những chất này đã gây ra hỏa hoạn.
Các ý kiến khác
Tuy nhiên, NHTSA đã có những ý kiến khác. Trong đơn đệ trình của Toyota, công ty này cho biết hãng đã quyết định thu hồi vào ngày 4 tháng 10 sau khi tham khảo ý kiến với cơ quan an toàn liên bang. Các thông báo sẽ được gửi đến chủ sở hữu vào cuối tháng này.
Nguyên nhân gốc rễ của khiếm khuyết nút điều khiển dường như xuất phát từ các yếu tố nội bộ. Toyota cũng đã phát hiện vấn đề bắt nguồn từ sự thay đổi trong quá trình sản xuất tại Tokai Rita. Giữa 2006-2008, nhà cung cấp này đã thay đổi phương pháp tra dầu mỡ lên các thiết bị công tắc chuyển mạch.
Trước đây, nhà cung cấp này sử dụng ứng dụng kiểu phun, nhưng hiện nay đã chuyển sang ứng dụng kiểu nén.
Tuy nhiên, quá trình kiểu nén có xu hướng ứng dụng dầu mỡ không đồng đều trên các thiết bị trượt đầu cuối trong công tắc. Theo thời gian, điều này khiến cho dầu mỡ bị ô xy hóa và khiến cho công tắc có cảm giác bị dính.
Bắt đầu từ tháng 7 năm 2008, nhà cung cấp này một lần nữa thay đổi phương pháp bôi trơn để giải quyết các vấn đề, theo tiết lộ từ đại diện Toyota. Tuy nhiên, phải đến tận tháng 5 năm 2010, vấn đề này mới được giải quyết triệt để trong các công tắc ở tất cả các thị trường trên toàn thế giới.
Ngọc Điệp (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá