02:22  | 

Toyota vs. Hyundai: Cuộc chiến tỉ giá

Không những đau đầu để thiết kế những mô hình ấn tượng nhằm ganh đua với các đối thủ toàn cầu, các hãng xe hơi còn phải vật lộn để đối phó với vấn đề tỷ giá hối đoái – nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cạnh tranh.

Khi chủ tịch tập đoàn Toyota Akio Toyoda tới thăm miền Bắc Nhật Bản vào tháng 7 năm ngoái và công bố mở rộng nhà máy động cơ 24 triệu USD, một số nhà phân tích đã nhìn thấy nó như bằng chứng của một chiến lược sai lầm vì đã đặt lòng yêu nước lên trên lợi nhuận.

Vào thời điểm đó, Toyota đang cố gắng xây dựng lại cơ sở cung cấp sau trận động đất sóng thần vào tháng 3 năm 2011 và đồng Yên leo lên mức kỉ lục sau chiến tranh thế giới thứ hai so với đồng USD.

Tuy nhiên, nhà máy Miyagi Taiwa bắt đầu lắp ráp động cơ cho chiếc Aqua hybrid nhỏ, được xuất khẩu như Prius C vào tháng này với sự hỗ trợ tận tình của Toyota: một đồng Yên đang suy yếu và chờ đợi chính phủ kéo nó xuống mức thấp hơn.

Nhà máy Miyagi mới nhìn từ trên cao

Các nhà phân tích cho biết một mức trượt tiếp theo của đồng tiền Nhật Bản có thể phá vỡ sự cân bằng cạnh tranh về giá cả theo hướng có lợi cho Toyota và gây bất lợi cho đối thủ cạnh tranh toàn cầu gay gắt nhất và tăng trưởng nhanh nhất là Hyundai Motor.

Kể từ hồi đầu tháng 10, đồng Yên đã suy yếu khoảng 8% so với đồng USD và khoảng 10% so với đồng Won Hàn Quốc. So với cùng kỳ, cổ phiếu của Toyota đã tăng 30% khi các nhà đầu tư phản ứng với triển vọng lợi nhuận cao hơn của những chiếc xe ô tô được sản xuất tại Nhật Bản để xuất khẩu, bao gồm cả mô hình cao cấp Lexus.

“Khi đồng Yên yếu, cơ cấu chi phí rất chặt chẽ họ đặt ra để tối đa hóa lợi nhuận lúc đồng Yên mạnh cho phép họ làm ra nhiều lợi nhuận hơn nữa”, Larry Donimique, nhà phân tích TrueCar.com có trụ sở tại Mỹ và cựu lãnh đạo điều hành Nissan nhận định.

“Với đồng tiền Hàn Quốc được đánh giá cao, tôi hy vọng rằng bạn sẽ thấy Hyundai là một trong những vấn đề mà người Nhật phải đối mặt trong vài năm qua”.

Vấn đề tỷ giá

Dù chính sách lái đồng Yên xuống có thành công trong việc tăng lợi nhuận cho sản xuất Nhật Bản hay không, nó cũng là chìa khóa của chính phủ mới dưới sự điều hành của ứng viển Đảng Dân chủ tự do – Shinzo Abe, người đang đẩy các chính sách tiền tệ siêu dễ dàng nhằm làm suy yếu đồng Yên và đỡ phần gánh nặng trên vai các nhà xuất khẩu như Toyota.

Việc đồng Yên tăng giá trong những năm gần đây đã làm tổn hại đến các nhà xuất khẩu Nhật Bản trên diện rộng bao gồm các ngành công nghiệp như điện tử và đóng tàu - nơi mà sự cạnh tranh với các đối thủ Hàn Quốc là vô cùng khốc liệt. Số lượng các công nhân nhà máy Nhật Bản đã giảm từ 13% xuống khoảng 10.4% giữa 2002 và 2011.

Tuy nhiên, Toyota đã chậm chạp trong việc từ bỏ sản xuất tại Nhật Bản, một vị trí bảo thủ sẽ giúp hãng này hưởng lợi lớn nếu đồng Yên giảm giá mạnh như hiện nay.

Về phần mình, Toyota đã không cho thấy bất cứ dấu hiệu dự thảo ngân sách cho việc sản xuất ít nhất 3 triệu xe mỗi năm tại Nhật Bản. Các kỹ sư của Toyota cho biết chiến lược này cho phép họ giữ các nhà cung cấp gần gũi và hướng sự đổi mới đến các “nhà máy mẹ” tại Nhật Bản – nơi có thể cung cấp hướng dẫn về cắt giảm chi phí cho các nhà máy trên toàn thế giới.

Ngược lại, Nissan dưới thời giám đốc điều hành Carlos Ghosn lại tích cực hướng sự sản xuất ra nước ngoài.

Một đồng Yên mạnh không có lợi cho Toyota

Theo chính sách của Ghosn, Nissan đã chuyển sản xuất chiếc xe cỡ nhỏ March, một trong những mô hình bán chạy nhất tại Nhật Bản sang Thái Lan và cố gắng mua nhiều chi tiết được sản xuất ở nước ngoài bao gồm cả Hàn Quốc. Hiện nay, chỉ 20% sản xuất toàn cầu của Nissan có nguồn gốc từ Nhật Bản, so với 50% 5 năm về trước. Đối với Honda, Nhật Bản chiếm 26% tổng sản lượng của hãng, giảm từ 34% trong năm 2007.

Đối với Toyota, con số so sánh là 40%, giảm từ 50% trong năm 2007.

Kết quả là, Toyota nhạy cảm hơn với tỷ giá hối đoái của đồng Yên so với các đối thủ Nhật Bản. Lợi nhuận hoạt động của Toyota giảm 35 tỷ Yên cho mỗi lần giảm giá 1 Yên của USD. Trong khi đó, Nissan là 20 tỷ Yên còn Honda là 16 tỷ. Lợi nhuận theo tỷ lệ có thể được hy vọng từ đồng Yên yếu.

“Toyota là hãng chịu đựng thiệt hại nặng nề nhất khi đồng Yên mạnh”, Koji Endo, một nhà phân tích ô tô tại Advanced Research tại Tokyo cho biết. “Nhưng hãng cũng thu được lợi nhuận cao nhất khi đồng Yên yếu”.

Cạnh tranh nhiều mặt

Các nhà phân tích chỉ ra thành công hiện tại của Hyundai như một ví dụ về phương pháp một nhà sản xuất thông minh có thể sự dụng sức mạnh định giá đồng tiền yếu để hạ gục đối thủ.

Một video thu lại từ triển lãm ô tô Frankfurt vào năm 2011 đã cho thấy chủ tịch Volkswagen Martin Winterkorn bày tỏ sự ngưỡng mô thẳng thắn với những thành tựu chất lượng của Hyundai. Video này, được lưu hành rộng rãi trong giới công nghiệp ô tô, cho thấy Winterkorn đang chiêm ngưỡng nội thất của một chiếc Hyundai i30.

Nói với các nhân viên đi cùng, Winterkorn ghi chú cần gạt nước đã bị ẩn đi còn vô lăng thì không gây ra tiếng động khi điều chỉnh. “Làm sao họ làm được điều đó”, Winterkorn hỏi về Hyundai. Tắt camera có thể nghe tiếng một kỹ sư phụ họa: “Chúng tôi có một giải pháp nhưng nó quá đắt”.

Toyota- Hyundai: Cuộc chiến nhiều mặt

Việc sử dụng một đồng Yên yếu đã giúp Lexus đối phó với BMW và Mercedes trong những năm 1990 khi chiếc xe đi từ số 0 trở thành thương hiệu cao cấp hàng đầu tại Mỹ. Vào thời điểm ra mắt Lexus, một USD đổi được gần 130 Yên.

Nhưng trong những năm gần đây, Hyundai đã trở thành kẻ đi đầu tầm cỡ. Chiếc xe sang trọng số một Hyundai Equus có giá khởi điểm 67.150 USD trong năm 2013, tăng 1% so với năm trước đó.

Chiếc sedan được sản xuất tại nhà máy Ulsan của Hyundai đi kèm với gói tính năng như bánh xe crom 19 inch, hệ thống massage cho ghế VIP phía sau cũng như ghế lái xe. Hyundai cũng hứa rằng các khách hàng của Equus sẽ không phải tới thăm đại lý dịch vụ vì công ty có dịch vụ cung cấp tại nhà.

Ngược lại, đồng Yên mạnh buộc Toyota đẩy giá chiếc xe cạnh tranh Lexus LS 460L được sản xuất tại Nhật Bản 8% cho mô hình truyền động bốn bánh trong năm 2013 lên 82.670 USD.

Toyota có thể lợi dụng việc đồng Yên yếu hơn hiện nay để giải quyết các khoảnh chênh lệch giá và thêm vào các tính năng. Ví dụ, Prius C được sản xuất tại Iwate phía Bắc Nhật Bản được thiết kế có giá thấp hơn 4000 USD so với một chiếc Prius kích thước đầy đủ tại Mỹ, thị trường lớn nhất và nhiều lợi nhuận nhất của Toyota.

Tuy nhiên, tạp chí Consumer Report đã chỉ trích gay gắt chiếc hybrid này do nội thất plastic trông có vẻ rẻ tiền và tiếng ồn khi đi đường.

Những lựa chọn khó khăn

Một đồng Won mạnh hơn có thể đặt các gánh nặng lựa chọn lên vai Hyundai và liên minh Kia Motors, các nhà phân tích cho biết. Trong những năm gần đây, lợi nhuận hoạt động của Hyundai Motor trung bình 8.1% khi đồng Won suy yếu so với đồng Yên so với 6.5% khi nó mạnh hơn theo các tính toán của Thomson Reuters.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi các học giả tại Viện Nghiên cứu ô tô Hàn Quốc vào tháng này đã cho thấy xuất khẩu ô tô Hàn Quốc giảm 1.2 % hàng năm với mỗi mức giảm 1% về giá trị của đồng Yên so với đồng Won.

“Chúng tôi đang rất trăn trở về đồng Won mạnh”, một lãnh đạo điều hành giấu tên của Kia cho biết. Nhưng đối với những thay đổi tiền tệ có tác động sâu sắc và lâu dài, chúng cần được duy trì, các học giả cho biết.

Các hãng sản xuất ô tô cần từ 4-5 năm để thiết kế một mô hình mới và thay đổi nhà cung cấp. Và cuối cùng, mọi hãng đều có chung mục tiêu để trung hòa tác động của tỷ giá hối đoái bằng cách thiết kế nhiều mô hình hơn tại thị trường mà họ bán.

Đồng thời, một đồng Yên yếu hơn vẫn mang tính chất suy đoán hơn là thực tế, một lãnh đạo ngành cảnh báo.

“Thật sai lầm khi nói đồng Yên yếu”, Toyoda phát biểu tuần trước. “Nó vẫn siêu mạnh ở mức hiện tại”.

Ngọc Điệp (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm