07:42  | 

ĐTDĐ có thể là “ngòi nổ” tại trạm xăng

Quy định cấm dùng điện thoại di động (ĐTDĐ) tại trạm xăng không phải là không có căn cứ. Nghe ĐTDĐ lúc đổ xăng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy nổ, dù nhỏ.

>> Đổ xăng đầy bình, môtô bốc cháy tại cây xăng

Nguy cơ từ chiếc điện thoại

Tại các trạm xăng dầu, xuất hiện hiện tượng xăng bốc hơi, biến thành khí gas tạo ra những ion tích điện bay trong không gian quanh cây xăng. Khi người dùng gọi, nhận cuộc gọi hoặc sử dụng kết nối không dây: GPRS, 3G, wifi, bluetooth… sẽ làm công suất phát sóng của chiếc ĐTDĐ cao hơn rất nhiều lần so với trạng thái “chờ”. Khi đó, nếu có hiện tượng cộng hưởng và tương tác điện từ, sóng có thể tạo ra những tia lửa điện “bắt” vào hơi xăng gây cháy nổ.

Tuy nhiên, yếu tố này chưa được các chuyên gia ghi nhận xuất hiện trên thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết. Xác suất gây cháy nổ do sóng điện thoại vô cùng thấp, khó có thể xảy ra trong thực tế vì cường độ của sóng không bao giờ đủ mạnh để tạo ra tia lửa điện cũng như điều kiện môi trường phải vô cùng lý tưởng mới gây ra cháy nổ.

Yếu tố thứ hai được các chuyên gia quan tâm chính là nhiệt độ bất thường của chiếc ĐTDĐ. Khi gọi hoặc nhận cuộc gọi, kết nối internet hay chơi game “nặng”, nhiệt độ của chiếc ĐTDĐ sẽ tăng lên rất nhanh. Trong khi đó, chiếc ĐTDĐ lại thường dùng giải pháp tản nhiệt thông qua vỏ máy, từ vỏ nhựa cho đến vỏ bằng hợp kim. Nếu các linh kiện bên trong máy không đảm bảo chất lượng, có thể nhiệt độ sẽ truyền qua vỏ, nhất là vỏ hợp kim. Hiện tượng nóng bất thường, cộng với ma sát với vải quần có thể gây cháy.

Xác suất thấp nhưng đừng chủ quan

Về mặt lý thuyết, khả năng gây cháy tại cây xăng của điện thoại, dù nhỏ nhưng vẫn có thể xảy ra. Năng lượng cần thiết cho một tia lửa để đốt cháy hơi xăng là 0,2 mJ. Trong khi năng lượng có trong một ĐTDĐ được nạp đầy pin cao hơn gấp 5 triệu lần. Tuy nhiên khả năng gây cháy thì rất khó vì ĐTDĐ không được thiết kế nhằm để phát lửa. Loại pin lithium có thể phát nổ khi đang cắm điện để sạc nếu cấu trúc bị lỗi, tuy nhiên chẳng có ai nghe điện thoại di động tại cây xăng trong lúc sạc pin.

Các thiết bị điện tử nội bộ của điện thoại có thể bị hỏng và phát ra tia lửa, nhưng tia lửa này rất nhỏ, khó có thể kích hoạt được. Bên cạnh đó, điện trường từ ĐTDĐ được đo từ 2-5 V/meter. Cường độ này được cho là có thể làm thay đổi kết quả các máy đo tim và gây ảnh hưởng đến các thiết bị, linh kiện điện tử trên máy bay. Tuy nhiên điện trường của ĐTDĐ chưa được ghi nhận là có thể gây ra ngọn lửa để làm cháy cây xăng.

Kết quả những vụ cháy nổ tại trạm xăng và những chiếc điện thoại dường như không có mối ràng buộc nào hết. Song, hầu hết tài liệu hướng dẫn sử dụng của các hãng sản xuất ĐTDĐ như Nokia, Motorola… đều cảnh báo người dùng phải tắt máy hoặc tránh xa khi ở những nơi có chứa nhiều loại nhiên liệu, hóa chất dễ gây cháy nổ: xăng, gas…

Dù trên thực tế, những yếu tố tác động từ chiếc ĐTDĐ khó là nguyên nhân để gây ra hiện tượng cháy nổ ở các cây xăng, trạm bơm gas… Tuy nhiên, cách an toàn nhất là không nên nghe hoặc gọi ĐTDĐ khi bạn đang ở trong khu vực cây xăng.

 Thế Đạt (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm