07:51  | 

Kinh tế khó, hàng siêu sang vẫn đổ bộ Việt Nam

Gần hai năm qua thị trường xe hơi liên tục than vãn là ảm đạm, hàng loạt “chợ” ô tô đóng cửa vì không có khách. Thế nên thông tin về xuất hiện chính thống của Rolls-Royce tại Việt Nam vào tháng 9 tới khiến nhiều tín đồ của xe hơi không khỏi bất ngờ.

>> Biếu, tặng ô tô hạng sang ngày càng tăng

Để giải cơn “khát” xe siêu sang thì hãng xe Anh quốc với thương hiệu Rolls Royce quyết định bước chân vào Việt Nam. Regal Motor Cars một công ty chưa mấy nổi tiếng về xe hơi đã đạt được thỏa thuận này với hãng xe từ Anh Quốc, dự kiến showroom này sẽ mở vào tháng 9 tới tại Hà Nội. Trước đó phần lớn các dự đoán đều cho rằng quyền phân phối khó lọt qua tay Euro Auto vốn đang đại diện cho BMW (hãng mẹ Rolls-Royce) và chịu trách nhiệm các dịch vụ sau bán hàng Rolls-Royce tại Việt Nam.

Với số lượng gần 70 chiếc Rolls – Royce đăng ký biển Việt Nam thì doanh số là điều mà Rolls-Royce và đối tác không đặt lên hàng đầu. Có khả năng họ chỉ khai thác ở mảng dịch vụ. Đây được xem như một cơ hội mới cho giới “nhà giàu” trong nước tiếp cận được được nguồn hàng chính hãng với các gói dịch vụ mang tính cá nhân trên từng chiếc xe.

Nhiều chuyên gia lo ngại trong thời buổi kinh tế khó khăn này với nhiều đại gia phải nhập viện tâm thần, nhiều doanh nghiệp phải xin làm thủ tục phá sản, liệu có lối đi nào cho dòng siêu xe này tồn tại lâu dài ở Việt Nam?

Đành rằng ai yếu kém thì phải rời cuộc chơi, ai sống khỏe vẫn sống tiếp nhưng thực tế cho thấy hàng hiệu ở Việt Nam mấy năm qua thực sự rơi vào thời kỳ khủng hoảng. Câu chuyện về Parkson với các đại trung tâm hàng hiệu tại Việt Nam, lợi nhuận sụt giảm liên tiếp ba năm qua, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012, là đáng tham khảo. Cũng lưu ý rằng, doanh thu của họ vẫn tăng trưởng trong ba năm đó, từ 10 - 13%, là do liên tục mở rộng địa bàn và hệ thống. Một ví dụ cần nhìn vào là đại gia bán lẻ đến từ Hàn Quốc, các công ty con của Lotte cũng đã chịu lỗ mấy năm.

Đại gia Lê Ân nổi tiếng hơn với chiếc Rolls Royce

Hay đình đám nhất trong hơn một tháng qua với thị trường hàng hiệu tại Việt Nam là sự mở cửa trở lại của Tràng Tiền Plaza vào ngày 6/4. Với vị trí không có gì đẹp hơn thế, Tràng Tiền Plaza còn có một ưu thế về bề dày lịch sử với chuỗi kỷ niệm trong tâm trí của người Tràng An. Hơn nữa, Tràng Tiền còn gây tò mò cho nhiều người bởi đây là sở hữu của riêng gia đình nhà chồng Tăng Thanh Hà – ngọc nữ của làng giải trí Việt Nam.

Các gian hàng hiệu đến từ khắp nơi trên thế giới Burberry, Cartier, Dior, Lancôme, Louis Vuitton, MAC Cosmetics, Parfums Christian Dior, Rolex, Miluxe Boutique…lấp đầy không gian của Tràng Tiền nhưng thực tế khách đến đây chủ yếu là để ngắm còn mua thì rất ít. Một tháng chưa phải là thời gian dài để thử thách khả năng bán hàng của Tràng Tiền Plaza nhưng cũng có thể thấy cả người giàu và người nghèo đang chóng mặt vì suy thoái kinh tế. Họ còn lo toan từ cơm áo, gạo tiền đến lãi suất, phá băng bất động sản, nợ xấu thay vì sở thích săn hàng hiệu.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 14/5 về tình hình kinh tế, xã hội Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu ý kiến cho rằng nền kinh tế đang nguy lắm. “Số dư tiền gửi tăng 5,04% nhưng dư nợ tín dụng chỉ tăng có 1,44% thì có nghĩa là tiền bị đóng băng rồi. Nguy lắm, bởi vốn ứ đọng thì làm sao kinh tế phát triển được. Do đó, bây giờ phải tập trung bàn về chính sách tiền tệ để tháo gỡ ngay. DN mà cứ mãi không vay được vốn thì sẽ chết nên chúng ta phải tính toán có dám mạnh dạn khoanh nợ, giãn nợ và cho vay không chứ cứ để thế này tôi thấy nguy lắm rồi, quá báo động rồi”.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa lại cho rằng “Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo” để lập luận cho báo cáo tỷ lệ hộ nghèo đã giảm của ông.

Ông Hòa nói cũng có cái đúng bởi người nghèo có gì để mất đâu mà chịu tình cảnh ảm đạm của suy thoái, suy thoái chủ yếu là giới nhà giàu, giới đại gia và những người làm trong khối doanh nghiệp FDI.

Người giàu quay cuồng với bão suy thoái còn người nghèo chả còn gì để mất, bức tranh cho nền kinh tế ảm đạm vậy lối đi nào cho các hãng ô tô siêu sang vào Việt Nam khi mà những tên tuổi gắn liền với siêu xe như Cường Đô la giờ cũng chịu cảnh ở nhà chăm con để vợ đi chạy show kiếm tiền.

Theo Khánh Linh (Phunutoday)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm