Thứ Sáu, 22/11/2024 | 18:16
06:34 |
Công nghiệp xe hơi: Sáng tạo không ngừng
Nếu bạn nghĩ ngành công nghiệp ôtô chỉ biết "moi" tiền khách hàng trên bốn vòng tròn biết lăn thì bạn đã nhầm. Họ là biểu tượng của sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
Nếu bạn sở hữu một ấn bản của tạp chí Tin Tức Ô Tô 1963 Almanac (Automotive News 1963 Almanac), hãy lật đến chuyên mục “Tiêu điểm ôtô”, bạn sẽ tìm thấy một bài viết vắn tắt về những điểm nổi bật lịch sử đến giữa thế kỷ 20 của ngành công nghiệp ôtô, chẳng hạn như “1912 – Bộ khởi động điện tự động đầu tiên”, hoặc “1934 – Hệ thống tăng tốc tự động cho hộp số được sử dụng” và “1951- Vô lăng điện được giới thiệu (trên một chiếc xe thương mại)”. Phần lớn, độc giả sẽ đọc một mạch các bài báo về những thành tựu tương đối ổn vào thời điểm đó.
Nếu tạp chí Automotive News Almanac vẫn được xuất bản vào ngày nay, tôi không dám chắc sẽ có nhiều độc giả đọc không bỏ sót tất cả các mục tin tức nổi bật này, bởi cho đến thời điểm hiện tại, thành tựu đạt được trong ngành công nghiệp ôtô hẳn phải là một danh sách rất dài. Nhưng thông điệp trên vẫn không thay đổi như chính ý nghĩa nó mang đến 50 năm về trước.
Đổi mới thường bắt đầu như một tùy chọn đắt tiền nhưng hấp dẫn được đón nhận bởi những háo hức, lo âu và thậm chí cả run sợ. Sau đó, theo thời gian khi giá giảm và các tính năng đã trở nên phổ biến hơn, sự chấp nhận rộng rãi của công chúng là kết quả tất yếu cuối cùng. Ví dụ, các trang thiết bị như bộ khởi động tự động, bộ tăng tốc hay vô lăng điện đã từng nhận được những đồng đô la hào phóng từ người mua Cadillac, Lincoln, Imperial trong một thời gian.
Đổi mới từ giải trí
Bàn đến Cadillac – Lincoln - Imperial, ngành công nghiệp ôtô và các dịch vụ hậu mãi hiện đại sẽ cung cấp nhiều lựa chọn phong phú cho hiện tượng chuyển giao công nghiệp được gọi là “hiệu ứng nhỏ giọt”. Có thể lấy một minh chứng khác để bạn dễ hiểu hơn. Khi CD bắt đầu thay thế băng cát-sét như là định dạng phương tiện truyền thông âm thanh ưa thích vào những năm 1980 - 1990, việc bạn có thể nhìn thấy hệ thống này trong một chiếc ôtô là điều cực kỳ hiếm có. Nhưng công chúng muốn được thưởng ngoạn âm nhạc trên chính chiếc xe của mình. Và khi “thượng đế” cần, thì hà cớ gì “thần dân” – các hãng xe hơi lại ngó lơ. Dần dần, ngày càng có nhiều hãng ôtô bắt đầu trang bị hệ thống CD hoặc bộ chuyển đổi CD cồng kềnh trên các sản phẩm của mình.
CD player - Hệ thống giải trí từng làm mưa làm gió những năm 1980 - 1990
Các mẫu xe mới được giới thiệu ngày nay bắt đầu chuyển đổi từ định dạng CD sang giao diện USB, Bluetooth hoặc audio. Ngoài ra, chúng ta không thể quên những đóng góp của ngành công nghiệp hậu mãi trong suốt giai đoạn chuyển đổi này. Họ cung cấp tất cả: thiết bị đầu, bộ chuyển đổi CD để cài đặt trong thùng để hành lý và bộ phối hợp cát-sét già nua cũ kỹ bạn cắm vào máy CD xách tay của mình. Gần đây nhất, công nghiệp hậu mãi lại một lần nữa vội vã mang hệ thống tích hợp USB, Bluetooth và MP3 tới thị trường xe hơi đã qua sử dụng.
…đến an toàn
Có lẽ ví dụ tuyệt vời nhất về chuyển giao công nghệ xảy ra trong một hạng mục ít hấp dẫn. Mọi người đều biết an toàn là quan trọng, tuy nhiên chúng ta đang sống tại thời điểm nơi mà thiết bị an toàn hiện đại thường xuyên không được coi trọng. Thí dụ, dây an toàn ba điểm là bắt buộc đối với tất cả những chiếc xe trên thị trường hiện nay. Bạn có thể cảm ơn Volvo vì đã lắp đặt thiết bị này trên Amazon 1959 trong suốt khoảng thời gian mà suy nghĩ phổ biến là dây an toàn hai điểm tùy chọn hiện tại là đủ tốt (Dây an toàn không bắt buộc ở Mỹ cho đến năm 1965). Mercedes-Benz S-Class, chiếc sedan lớn nhất của thương hiệu Đức, đồng thời cũng là một chiếc xe nổi tiếng toàn cầu chuyên vận chuyển các chính trị gia cao cấp, được coi là mở đường cho nhiều công nghệ an toàn tiên tiến trước khi chúng dần dần ứng dụng trong thị trường đại chúng.
Mercedes Benz S-Class - tiên phong công nghệ
Phanh chống bó cứng, túi khí trước có thể đã tồn tại trong nhiều hình thức khác nhau trước khi được giới thiệu trên S-Class. Tuy nhiên, ứng dụng của chúng trên Mercedes đã làm dấy lên nhu cầu rộng rãi cho việc phủ sóng các tính năng mà hiện nay đã trở nên quá đỗi bình thường. Hệ thống cân bằng điện tử, quy định có mặt bắt buộc trên tất cả xe mới trong năm 2012 bởi chính quyền liên bang Mỹ (bao gồm cả chiếc xe thể thao SRT Viper mạnh mẽ), được phát triển để giúp lái xe duy trì kiểm soát trong các trường hợp khẩn cấp. Hệ thống cân bằng điện tử bắt đầu xâm nhập thị trường trên S-Class 1995 và hiện nay, nó là một thiết bị an toàn không thể thiếu, cũng như trở thành bắt buộc trên những chiếc SUV hiện đại.
Các vùng chịu lực bắt buộc là một dự án mạo hiểm được dẫn dắt bởi Mercedes, cũng được thử nghiệm đầu tiên trên S-Class. Ford hiện cũng đang đấu tranh cho kiểu dây an toàn dạng túi khí của hãng này. Tất cả các dẫn chứng trên đây chỉ để chứng minh: sức mạnh của an toàn vô cùng mạnh mẽ.
Dây an toàn dạng túi khí - công nghệ an toàn mới của Ford
Vượt ra ngoài thế giới của những nhà sản xuất thiết bị nguồn (OEMs), ngành công nghiệp hậu mãi luôn luôn song hành cùng với lĩnh vực an toàn. Các thiết bị sang trọng hiện đại như hệ thống kiểm soát hành trình, cảnh báo lệch làn đường, giám sát điểm mù sẽ phải mất một thời gian để được lưu hàng rộng rãi qua các thế hệ xe cộ. Tuy nhiên, các thiết lập cảnh báo va chạm sử dụng rộng rãi công nghệ camera CMOS lan truyền có thể được trang bị thêm trên những chiếc xe cũ hơn với chi phí khoảng 1000 USD. Gương giám sát điểm mù nhỏ thậm chí còn rẻ hơn, bạn có thể gắn chúng trên cạnh ngoài của gương chiếu hậu có sẵn trên xe.
Hiệu suất: phần không thể thiếu
Về mặt hiệu suất động cơ, phun nhiên liệu và tăng áp là hai tính năng thuộc hệ thống truyền lực, đã mất một thời gian dài để áp dụng các công nghệ. Phun nhiên liệu cơ khí từng cho thấy triển vọng trên những mẫu xe Chevrolet 1957. Tuy nhiên, chế hòa khí đã sống sót trong vài thập kỷ trước khi áp lực to lớn từ luật giảm thiểu phát thải của chính phủ giúp đảm bảo tương lai của công nghệ phun nhiên liệu. Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp áp suất cao ngày nay tiếp tục cải thiện hiệu suất và hiệu quả của những động cơ hiện tại.
Công nghệ tua bin tăng áp được phát minh trước thế chiến thứ I và hoạt động tốt trên máy bay, nhưng lại được ứng dụng hạn chế trên xe cộ trong suốt thế kỷ 20. Gần đây, mặc dù hệ thống tăng áp đã bắt đầu xuất hiện trên mọi phương tiện, từ những chiếc xe nhỏ cho đến những chiếc xe tải, bán tải lớn. Nó tạo điều kiện thu nhỏ hệ thống truyền lực để đáp ứng với các nhu cầu pháp lý liên quả đến tính hiệu quả. Hệ thống tăng áp hiện nay cung cấp hiệu suất động cơ lớn trong những khoảng thời gian tăng tốc ngắn, cho phép động cơ được thiết kế tốt hơn cho các yêu cầu sức mạnh của chuyến đi dài.
Xe thể thao - Động lực sáng tạo
Các nhà sản xuất xe hơi luôn sử dụng “chim mồi” để thu hút sự quan tâm cho một công nghệ. Xe thể thao là động lực chính cho các công nghệ liên quan đến hiệu suất, đồng thời có thể mang lại lợi ích cho thế hệ xe sau. Hệ thống truyền động bốn bánh cũng đã có mặt trong nhiều thập kỷ.
Nhưng từ khía cạnh của xe chở khách, AWD vẫn là một đề xuất tương đối mới mẻ. Tư tưởng cũ cho rằng hệ thống truyền động bốn bánh có ý nghĩa hoàn hảo cho những chiếc xe off-road, vì vậy hệ thống 4WD cồng kềnh (theo các tiêu chuẩn hiện đại) đã được chế tạo. Sau đó, Audi Quattro là chiếc xe tiếp theo giới thiệu công nghệ này. Hệ thống AWD quattro đầu tiên được thiết kế cho mức cao nhất của một cuộc đua chuyên nghiệp nhưng phải được chuyển đổi thuận tiện đến những chiếc xe đi đường để có thể đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngày nay, có vô số các cơ cấu truyền động AWD xuất hiện trên nhiều mẫu xe khắp thế giới.
Một ví dụ khác lấy cảm hứng từ xe thể thao là McLaren F1 sử dụng sợi các-bon khối lượng nhẹ. Chiếc xe F1 McLaren đã ra mắt khung gầm xe đua F1 sợi các-bon đầu tiên vào năm 1981 và ra mắt chiếc xe đi đường F1 sợi các-bon vào năm 1992. McLaren tiếp tục sử dụng một lượng lớn sợi các-bon ngày nay, không chỉ dành cho cuộc đua F1, mà còn trong những mẫu xe đi đường mới 12C và P1.
Bên ngoài nước Anh, Lamborghini, BMW, Porsche và một số nhà sản xuất khác đang vất vả trên những dự án sợi các-bon của họ. Khi đối mặt với các yêu cầu tiết kiệm nhiên liệu khắt khe, các công ty thiết bị nguồn và hậu mãi đã và đang nghiên cứu những vật liệu giảm trọng lượng như thép cường độ cao, nhôm, ma giê, plastic. Tất cả được trang bị trên những thương hiệu cao cấp cho đến bình dân theo thứ tự thời gian khi chi phí giảm xuống. Có thể, những chiếc xe trong tương lai sẽ được lắp ráp với nhiều loại vật liệu khác nhau trong các quá trình khác nhau so với những gì chúng ta thường thấy vào thời điểm hiện tại. Và tất nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là hiệu quả.
Kết luận
Lịch sử luôn ghi nhớ những nhà tiên phong dũng cảm – con người, tổ chức cá nhân dám phát biểu họ có thể làm nhiều thứ tuyệt vời. Cuối cùng, như những gì Steve Hobs đã từng phát biểu lúc sinh thời: “ Rất nhiều lần, mọi người không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ ra cho họ”. Ngành công nghiệp ô tô đã chứng minh xuất sắc sự thật đó.
Ngọc Điệp (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá