23:52  | 

Joe Hinrichs - Sau vinh quang là thách thức

Sau khi trở thành người đàn ông quyền lực thứ ba tại Ford Motors Corp, Joe Hinrichs lại phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề trên con đường phát triển của công ty, mà gần đây nhất là những lùm xùm xung quanh việc ra mắt các mẫu xe mới.

>> Alan Mulally-Mark Fields-Joe Hinrichs: Tam giác quyền lực

>> Joe Hinrichs – Con đường đến chiếc ghế CEO của Ford

>> Lãnh đạo cấp cao của Ford Motor: “Việt Nam là một thị trường kỳ lạ”

Ở tuổi 30, Joe Hinrichs đã khẳng định mình như một chàng trai tuyệt vời trong lĩnh vực sản xuất ôtô. Vào năm 1996, ở độ tuổi 29, với cương vị quản lý nhà máy trẻ nhất của General Motors, ông đã đi tiên phong với nhiều thay đổi mang tính đột phá tại một nhà máy hệ thống truyền động không hiệu quả của GM ở Fredericksburg, Virginia. Kết quả được ghi nhận trong một nghiên cứu của trường đại học kinh doanh Harvard.

Bỏ mặc những thành công ban đầu của mình, vị giám đốc điều hành trẻ tuổi, đẹp trai và đầy nhiệt huyết không hề ngủ quên trên chiến thắng mà vẫn tiếp tục ngụp lặn trong vòng xoáy công việc bộn bề.

Joe Hinrichs - người đán ông quyền lực thứ 3 của Ford.

Tìm kiếm một trải nghiệm lớn hơn, Joe rời GM trong khoảng thời gian hai năm để làm việc cho Tập đoàn doanh nghiệp Ryan, một công ty cổ phần tư nhân tại Chicago. Trong khi tại đó, ông đã tổ chức nhiều việc làm và đánh bóng danh tiếng của mình như một nhân tài sản xuất.

“Cậu ấy đã làm một công việc tuyệt vời. Cậu ấy là một ngôi sao nhạc rock”, Pat Ryan Jr – người đứng đầu Ryan Enterprises thời điểm đó và hiện nay là CEO của Incisent Labs Group – công ty chuyên đầu tư vào khởi động và công nghệ mới có trụ sở tại Chicago cho biết.

Mặc dù vậy, Hinrichs không hề nhận ra rằng, các thành tựu của mình đã được chú ý khắp mọi nơi. Một công ty ôtô khác để mắt đến chàng trai trẻ này với chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên cấp cao. Hiện nay, Hinrichs đang đứng đầu nỗ lực quan trọng của Ford Motor Co để giải quyết các mục tiêu ra mắt xe và vấn đề chất lượng ở Bắc Mỹ.

Khi Hinrichs quyết định quay trở lại ngành công nghiệp ôtô vào năm 2000, ông đã gọi điên cho Rich Wagoner – CEO GM tại thời điểm đó. GM quyết định tài trợ chương trình học MBA tại trường Đại học kinh doanh Harvard của Hinrichs, vì vậy sự trở lại thời điểm đó là sự lựa chọn rõ ràng.

“Họ đã chào đón và đưa ra cho tôi một số vị trí”, Hinrichs cho biết. Nhưng cuộc sống dường như không bao giờ chịu đi theo những con đường đã định. Vào một ngày, Hinrichs đã nhận được cuộc gọi từ David Murphy, giám đốc nguồn nhân lực tại Ford vào thời điểm đó, chào mời ông gia nhập Ford thay vì trở về GM. Hinrichs đã không từ chối lời đề nghị hấp dẫn này.

Thành công vang dội

Mất mát của GM là thành quả của Ford. Năm 2000, Hinrichs nhận công việc quản lý nhà máy hộp số Van Dyke của Ford ở Sterling Heights, Michigan. Và sự nghiệp lãnh đạo của Hinrichs tại Ford cũng vút bay lên từ đó. Trong vòng 5 năm, ông phụ trách 19 nhà máy lắp ráp của Ford ở Bắc Mỹ. Năm 2008 ông trở thành phó chủ tịch nhóm sản xuất toàn cầu và các vấn đề lao động, phụ trách việc sản xuất toàn cầu của Ford.

Tuy nhiên, vai trò của ông trong việc môi giới giao dịch tiết kiệm chi phí với UAW trong năm 2007 và 2009 mới thực sự đưa Hinrichs lên lớp trên cùng trong bộ máy lãnh đạo của Ford. Với sự kiên trì bền bỉ, khéo léo và áp lực cần thiết, Hinrichs là cầu nối trong việc đàm phán các thỏa thuận giúp Ford thu hẹp khoảng cách chi phí tồn tại giữa công ty này và các đối thủ Nhật Bản. Thỏa thuận trên bao gồm những thay đổi trong quy tắc làm việc, một cấu trúc tiền lương hai tầng và kết thúc của ngân hàng việc làm, quỹ phụ trợ cho phép sa thải công nhân để nhận được mức lương gần như đầy đủ trong khoảng thời gian họ chờ đợi để được quay lại làm việc.

Joe Hinrichs (thứ 2 từ trái sang) cùng ban lãnh đạo Ford.

Vào cuối năm 2009, ban giám đốc Ford đã giao phó cho Hinrichs chương trình mở rộng công nghiệp lớn nhất của công ty kể từ lần bùng nổ hậu chiến tranh thập niên 1950 ở Mỹ. Ông chuyển đến Thượng Hải để chèo lái nhà máy sản xuất mới và tấn công thị trường với tư cách Chủ tịch khu vực châu Phi-châu Á Thái Bình Dương của Ford. Trong suốt nhiệm kỳ 3 năm của Hinrichs tại châu Á Thái Bình Dương, Ford đã động thổ 9 nhà máy. Trong thời gian đó, Hinrichs cũng có 1 năm kiêm nhiệm CEO Ford Trung Quốc.

Tháng 12 năm ngoái, Hinrichs quay trở lại Dearborn để giải quyết nhiệm vụ lớn nhất lúc bấy giờ: trở thành chủ tịch khu vực châu Mỹ của Ford đồng thời cũng là đơn vị đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong tập đoàn thay cho Mark Fields – người được bổ nhiệm làm COO. Khu vực Bắc Mỹ đã tạo ra lợi nhuận trước thuế 8.3 triệu USD vào năm ngoái và có thể còn cao hơn nữa trong năm nay. Tuần trước, Ford báo cáo lợi nhuận trước thuế quý II Bắc Mỹ là 1.8 tỷ USD, trong khi con số này ở Nam Mỹ là 151 triệu USD.

Thách thức lớn lao

Với sự nỗ lực hết mình tại quê nhà, có thể nói rằng, công việc mới của Hinrichs là thành quả của những cống hiến mà ông tạo ra ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Hinrichs đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác nhau ngay trên chính quê nhà. Mặc dù doanh số bán hàng tăng, nhưng công ty lại phải vật lộn với các chiến dịch ra mắt sản phẩm. Thiếu hụt các thành phần và sự bất ổn định về chất lượng đã trì hoãn việc giới thiệu mẫu xe quan trọng Lincoln MKZ, chọc giận một số đại lý và khách hàng cũng như làm sứt mẻ nỗ lực tái tạo thương hiệu Lincoln. Điều tương tự cũng xảy đến với Escape và Fusion. Các vấn đề chất lượng, phần nhiều do hệ thống thông tin giải trí MyFord Touch, đã ảnh hưởng đến xếp hạng của Ford trong các cuộc khảo sát sự hài lòng người tiêu dùng.

Joe Hinrichs trong lễ ra mắt mẫu xe Lincoln MKZ.

Hinrichs và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác tất nhiên không thể cho những vấn đề trên được phép tồn tại. Thế hệ tiếp theo của hai mẫu xe quan trọng sẽ sớm ra mắt: Ford Mustang 2015 với kỷ niệm 50 năm và cỗ máy sản sinh lợi nhuận lâu năm F-series 2015.

Ford đang làm cho các quá trình ra mắt xe trở nên chặt chẽ hơn. Hinrichs cho biết: “Bởi vì chúng tôi có quá nhiều đợt ra mắt sắp diễn ra và bởi vì chúng tôi cần phải giữ cho các kịch bản luôn mới mẻ, chúng tôi sẽ chú trọng hơn vào các cột mốc diễn ra trước”.

Phong cách chính trị gia

Cùng với COO Mark Fields trong danh sách kế nhiệm CEO Alan Mulally, Hinrichs thường được nhắc đến như một sự thay thế tiềm năng cho Fields. Mặc dù vậy, Fields và Hinrichs có một mối quan hệ tốt.

Hinrichs đã bắt tay vào hàng loạt các chuyến công tác để gặp gỡ đại lý tại Canada, Mỹ, Mexico và Nam Mỹ, thăm các nhà máy để công bố quyết định tăng công suất sản xuất, làm chứng trước quốc hội chống lại chính sách tiền tệ không lành mạnh của Nhật Bản.

Hinrichs cũng bày tỏ sự thẳng thắn cần thiết giúp làm rõ những hiểu lầm về việc chậm ra mắt MKZ mùa đông năm ngoái bằng việc giải thích sự thiếu hụt các bộ phận là nguyên nhân của chậm trễ này. Tuy nhiên, ông đã từ chối đặt tất cả trách nhiệm lên vai các nhà cung cấp.

“Chúng tôi cũng có những vấn đề nội bộ”, Hinrichs nói với các phóng viên hồi tháng Ba. “Các kỳ vọng chất lượng cho MKZ 2013 là quá trình phức tạp nhất tôi đã từng tham gia. Chúng tôi mất một thời gian để sở hữu các quá trình riêng chuẩn xác”.

Mặc dù sở hữu tấm bằng MBA của trường đại học danh tiếng Harvard, song Hinrichs vẫn có phong cách miền Trung Tây, gợi nhớ đến Alan Mulally.

“Anh ấy có phong cách và nhiều phẩm chất Alan sở hữu. Anh ấy dường như rất tận tụy với Ford. Tôi nghĩ anh ấy hiểu chỉ có một người đứng đầu”, Jim Seavitt, chủ sở hữu Village Ford ở Dearborn, Michigan cho biết.

Beau Smith, chủ tịch Hội đồng đại lý Ford quốc gia và đồng sở hữu Sill-Terhar Motors, Broomfield Colorado chia sẻ: “Với Joe, bạn không bao giờ có cảm giác mình chỉ được biết nửa vời. Thậm chí ngay cả khi đó là câu chuyện bạn không muốn nghe, cậu ấy sẽ vẫn nói cho bạn chuyện gì đang diễn ra”.

Cá nhân kiệt suất

 

Lời khen ngợi như vậy không làm ngạc nhiên những người biết Hinrichs trong một khoảng thời gian dài. Với khuôn mặt tròn và kiểu tóc húi cua, Hinrichs trong giống như một huấn luyện viên bóng đá hay giáo viên dạy toán trung học hơn là một người đàn ông bận rộn với các dự án, các kế hoạch tại một công ty đứng trong Top 500 của Fortune.

Joe Hinrichs là một cá nhân kiệt suất.

Phong cách đơn giản của Hinrichs được bắt nguồn từ sự dạy dỗ và giáo dục trong thời gian theo học tại St. Wendelin Catholic School, Fostoria, Ohio – thị trấn với dân số khoảng 13.500 người cách Toledo 72 km về phía nam.

Roger Holman, cựu huấn luyện viên bóng rổ và là người trực tiếp hướng dẫn Hinrichs tại trường nhớ lại: “Cậu ấy là một cầu thủ phòng ngự tốt, là một cầu thủ tốt đối với chúng tôi”.

Tuy nhiên, lớp học mới là nơi cậu bé Hinrichs tỏa sáng nhất. “Các giáo viên nói với tôi rằng cậu bé này trên cả tuyệt vời. Hiểu bài rất nhanh. Cậu ấy đứng đầu bảng xếp hạng, thậm chí vượt xa phần còn lại”.

Trải nghiệm đa dạng

Bạn cũ Bruce Smith cho biết Hinrichs luôn luôn là một người hiểu bài nhanh. Khi Hinrichs ở độ tuổi 20, Smith đã giúp ông có một khoảng thời gian tại nhà máy liên doanh ở Elizabethtown, Kentucky, AmBrake giữa Delphi Corp và  Akebono Corp.

“Đó là nơi cậu ấy học về hệ thống sản xuất Toyota”, Smith cho biết. Akebono là một phần trong mạng lưới nhà cung cấp của Toyota.

Smith sau đó đã giới thiệu Hinrichs cho Ryan – người đã tuyển dụng CEO Ford châu Mỹ đương nhiệm từ GM. Ryan chia sẻ, Hinrichs có thể làm việc với nhiều kiểu người. “Joe đã làm tốt với các ngân hàng, với hội đồng quản trị, các đồng nghiệp”.

Hinrichs cho biết kinh nghiệm tại công ty cổ phần tư nhân đã cho ông một cái nhìn hoàn toàn mới mà ông sẽ không thể có được tại một hãng sản xuất ô tô. “Chúng tôi đã chèo lái một công ty đi qua khủng hoảng phá sản.  Đó là một trải nghiệm khiêm nhường nhưng cũng vô cùng giá trị mà bạn chỉ muốn làm một lần”, ông cho biết.

“Một trong những lợi ích tuyệt vời khi rời bỏ GM hay Ford” là cơ hội để làm việc bên cạnh nhà cung cấp, ông phát biểu. “Bạn không có các nguồn tài nguyên dồi dào, cho dù đó là vốn hay con người, và bạn đánh giá cao cho những gì mạng lưới cung cấp có thể giải quyết so với các OEM.

Luôn hướng về phía trước

 

David Schoch, người kế nhiệm vị trí chủa tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Hinrichs vào tháng 12 năm ngoái cho biết chủ cũ của mình là một quản lý có tầm vóc. Hinrichs và Fields đã thuyết phục Schoch đến Trung Quốc vào giữa năm 2011 tiếp quản hoạt động thị trường Trung Quốc để Hinrichs tập trung toàn bộ cho khu vực.

“Anh ấy là kiểu lãnh đạo bạn có thể trò chuyện cởi mở, nhưng cũng cho bạn quyền lực cần thiết để điều hành công việc của mình”, Schoch chia sẻ.

Mô tả về phong cách làm việc của bản thân, Hinrichs cho biết: “ Tôi tin tưởng rất mạnh mẽ rằng một phần trách nhiệm lãnh đạo của chúng tôi là hướng mọi thứ đi lên”. Ông cho biết đội ngũ lãnh đạo Ford cần phải để cho các cá nhân tài năng trong công ty thể hiện khả năng tốt nhất của họ.

Ngọc Điệp (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm