23:51  | 

Những kỹ năng lái xe êm ái (phần 1)

Nếu bạn chỉ được học duy nhất một kỹ năng để nâng cao khả năng lái xe thì kỹ năng đó nên là nghệ thuật để lái xe êm ái.

Trên đường đua, việc lái xe êm cho phép bạn giảm thiểu tối đa việc dịch chuyển trọng tâm, tạo nên độ bám tốt nhất, và duy trì việc kiểm soát xe ở tốc độ cao. Điều này cũng sẽ giúp cho hành khách thấy thoải mái hơn với việc di chuyển trên đường và thậm chí có thể tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu.

Nên nhớ rằng, nếu bạn chỉ đang lái ở 50% tiềm năng thực tế của chiếc xe, bạn sẽ có thể thực hiện các động tác phanh, giảm tốc, tăng tốc và điều khiển vô lăng một cách linh hoạt. Nhưng nếu bạn đang lái ở gần giới hạn của chiếc xe, hành động này có thể dẫn tới việc mất độ bám, mất kiểm xe và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Việc tạo nên các thói quen tốt ngay cả khi bạn đang không ở tốc độ có thể dẫn tới tai nạn là rất quan trọng.

Các thói quen đó bao gồm:

1. Điều khiển vô lăng

Sơ đồ 1: Khi lái xe trên đường đua, nên cầm vô lăng lái ở vị trí 10h và 3h cho phép xử lý dễ dàng tại các góc cua.

Khi lái xe trên đường đua, nên cầm vô lăng lái ở vị trí 10h và 3h (sơ đồ 1) cho phép xử lý dễ dàng tại các góc cua. Ở một số tình huống đặc biệt, bạn có thể chỉnh lại vị trí đặt tay của mình trên vô lăng trước khi thực hiện cua một góc khó. Tuy nhiên, việc thay đổi vị trí đặt tay nhiều khi vào cua không phải là kỹ năng của một lái xe giỏi.

Biểu đồ 1 dưới đây thể hiện các yêu cầu tiếp xúc đối với hai bánh xe trước từ động tác cua một góc đơn giản (bỏ qua các lực khác). Trong trường hợp này, người lái không tiếp cận được các giới hạn độ bám khi điều khiển. Khi xe vào cua, thường xuất hiện lực quán tính ly tâm tác động lớn vào thân xe, và tại thời điểm này sự mất độ bám rất dễ xảy ra.

Biểu đồ 1: Thể hiện các yêu cầu tiếp xúc đối với hai bánh xe trước với mặt đường từ động tác cua một góc đơn giản

Các yêu cầu về độ bám sau đó vẫn duy trì tương đối ổn định trong suốt thời gian cua, sau đó sẽ giảm xuống. Đến giai đoạn xe thoát cua (xe qua đỉnh góc cua) và vào đường thẳng, sẽ có thêm một lực tác động ngược lại lực quán tính ly tâm khi vào cua do sự chuyển dịch trọng tâm ngược chiều với khi vào cua (hiện tượng này được gọi là hiệu ứng con lắc).

Từ biểu đồ phân tích lực, bài học được rút ra như sau

- Tránh lấy lái gấp, hãy thực hiện việc điều khiển vô lăng thật nhẹ nhàng, cho phép trọng lượng xe chuyển từ bên trong ra bên ngoài xe một cách từ từ. Những sự tăng đột ngột về lực cần được tránh khi đang lái xe gần với giới hạn của độ bám.

- Không thay đổi độ bám của lốp trong gia đoạn đầu khi ở góc cua (ví dụ: bằng việc phanh hoặc tăng tốc đột ngột), vì đây là thời điểm dễ mất lái nhất.

- Việc trả lái nóng vội khi thoát khỏi đỉnh góc cua chỉ càng làm gia tăng sự mất cân bằng của xe. Vì vậy, hãy trả lái một cách nhẹ nhàng.

2. Sử dụng phanh

Lực tác động vào xe khi phanh gấp lớn hơn so với khi tăng tốc do mất độ bám. Ấn bàn đạp phanh một cách nhẹ nhàng, không nhấn quá mạnh. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn không thể nhấn phanh thật mạnh, nhưng hãy chắc chắn rằng các chuyển động nhấn và thả ra được thực hiện nhịp nhàng. Việc này sẽ giúp giữ mức dịch chuyển trọng tâm tới mức tối thiểu và giảm các nguy cơ dịch chuyển trọng tâm một cách không cần thiết hoặc ép hệ thống chống bó cứng phanh ABS phải hoạt động.

Biểu đồ 2 dưới đây chỉ ra các yêu cầu tiếp xúc trên lốp xe bằng phanh một cách nhẹ nhàng. Xu hướng thường xuất hiện một đỉnh sớm của lực do chuyển dịch trọng tâm về phía trước (nghĩa là việc bánh xe bị bó cứng có nhiều khả năng xảy ra). Ứng dụng phanh nên được giảm dần vào lúc khởi động và kết thúc để tránh các gai tăng đột ngột trên biểu đồ.

Biểu đồ 2 dưới đây chỉ ra các yêu cầu tiếp xúc trên lốp xe bằng phanh một cách nhẹ nhàng

3. Tăng tốc

Đối với các dòng xe công suất lớn, yêu cầu truyền lực tăng tốc một cách từ tốn và nhẹ nhàng quan trọng hơn vì khả năng của bánh xe quay lớn hơn. Không bao giờ nhấn ga trong một chiếc xe công suất lớn khi đang tăng tốc hoặc sau khi sang số vì điều này có thể dẫn tới việc quay các bánh xe và mất lái. Ngoài ra, hãy nhớ rằng việc phanh động cơ cũng quan trọng như khi tăng tốc, bởi vậy hãy nhớ đến việc chuyển dịch trọng tâm khi tăng ga đột ngột. Việc tăng ga quá đà có thể dẫn tới việc bạn bị mất ga đột ngột giữa đường chỉ vì một cú cua xe.

Biểu đồ 3 đánh dấu các yêu cầu tiếp xúc trên bánh lái khi tăng tốc một cách từ từ sau khởi động. Bạn có thể thấy, các yêu cầu tiếp xúc lớn nhất xảy ra khi bộ ly hợp được giải phóng, số vòng quay lớn và chiếc xe bị kéo đi xa. Biểu đồ cũng cho thấy việc tăng lực đột ngột khi người lái rồ ga và phanh động cơ bị giật lên.

Biểu đồ 3 đánh dấu các yêu cầu tiếp xúc trên bánh lái khi tăng tốc một cách từ từ sau khởi động.

Biểu đồ 4 cho thấy một lái xe “hiếu chiến” bị kéo đi với số vòng quay lớn và “giật tung bộ ly hợp”. Người lái xe đã chạm ngưỡng số điểm tiếp xúc tối đa và tình trạng bánh xe quay đã xảy ra. Người lái đó tiếp tục sử dụng số vòng quay lớn, trong trường hợp này đã gây ra hiện tượng “đuôi cá” vì các bánh xe sau phải cố giữ thăng bằng. Đây hoàn toàn không phải là cách hay cho việc khởi động nhanh.

Biểu đồ 4 cho thấy một lái xe “hiếu chiến” bị kéo đi với số vòng quay lớn và “giật tung bộ ly hợp”.

Nguyễn Nga (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm