Chủ Nhật, 19/01/2025 | 07:24
07:00 |
Điều gì làm nên kiểu dáng xe hơi?
Các nhà thiết kế thường nói về một chiếc xe có kiểu dáng vững chãi nhưng chính xác điều đó là gì? Quan trọng hơn, chúng ta có thể định nghĩa được một vài yếu tố quan trọng khi thiết kế kiểu dáng xe hơi hay không?
Kiểu dáng xe là gì?
Nếu chúng ta so sánh hình tượng chiếc xe hơi với một con vật, thì bánh xe chính là chân con vật đó. Độ vững chắc và kích thước của chân con vật dẫn đến sức mạnh và sự ổn định của cơ thể. Có thể liên tưởng về hình ảnh của một con báo và một con linh dương: cả hai đều có khối lượng như nhau nhưng con báo di chuyển nhẹ nhàng và mạnh mẽ hơn với bàn chân to, cẳng chân vững chãi và rắn chắc. Con linh dương trông yếu đuối và công kênh hơn vì toàn bộ trọng lượng cơ thể đặt trên những đôi chân gầy và mỏng mảnh. Yếu tố về cân nặng và sự ổn định là chìa khóa cho sự ngưỡng mộ của chúng ta với con báo, trong khi đó lại coi con linh dương là con vật dễ bị tổn thương và điều đó khiến nó bị ăn thịt!
Để tạo dáng một chiếc xe tốt, cần lưu tâm đến các yếu tố sau:
1. Vị trí và kích cỡ bánh xe
Mối quan hệ giữa lốp xe và tấm chắn bùn cũng như độ rộng của vệt bánh xe được coi là một trong những yếu tố chính làm nên kiểu dáng xe.
Suy từ hình tượng con báo và con linh dương, khi giảm thiểu khoảng cách bánh xe đến tấm chắn bùn, lắp lốp nhỏ hơn với vành bánh rộng hơn chắc chắn trông như con vật có đôi chân to hơn. Nhưng cũng phải cảnh báo rằng, nếu lạm dụng việc này nóng vội sẽ tạo ra sự biếm họa và cường điệu về tỉ lệ đồng thời nguy hiểm nhất là có thể làm hỏng thiết kế tổng thể.
Mối quan hệ này chỉ là một phần trong quá trình thiết kế xe hơi mà thôi.
2. Phần nhô khung xe (overhangs)
Mối quan hệ giữa phần nhô khung xe và khoảng cách hai cầu xe là yếu tố quan trọng tạo nên sự cân bằng thị giác. Đa phần các nhà thiết kế không muốn có nhiều phần nhô mà muốn tạo ảo ảnh “mỗi bánh xe một góc”. Tuy nhiên, có nhiều nhà thiết kế lại cho rằng các phần nhô ra không đều nhau tạo cho chiếc xe vẻ năng động. Trong khi đó, xe có phần khung xe nhô đều lại trông tĩnh hơn.
Kiểu dáng của một chiếc thể thao động cơ giữa chính là sự phóng đại một cách cố ý với phần khung trước nhô dài và đuôi ngắn, làm cho xe có nét đặc trưng riêng. Điều này không độc quyền ở dòng siêu xe, tuy nhiên lại là tư thế truyền thống của một chiếc Citroen, thường thấy ở mẫu DS, SM, GS, CX và XM.
Ngay cả khi nhiều mẫu xe chủ đạo buộc phải có phần nhô ra cân bằng (do quy định về tai nạn) thì nhà thiết kế cũng sẽ đánh lừa thị giác cho hình dạng chiếc xe bằng cách sử dụng khéo léo các hình phẳng và đồ họa để tạo vẻ năng động hơn. Lại giống như mô hình con vật, loài thú ăn kiến có khoảng cách chân trước và chân sau ngắn và cơ thể nhô ra rất nhiều, trông chẳng hề đẹp chút nào.
3. Vị trí buồng lái
Phần nhô khung xe, nếu so với vị trí buồng lái vẫn chưa phải là yếu tố quan trọng nhất làm nên kiểu dáng của một chiếc xe, đặc biệt khi nhìn từ hai bên sườn.
Một chiếc xe có thiết kế cab forward (cabin xuôi về phía trước) giúp giải phóng không gian bên trong, không chỉ là sự kết hợp ưu việt mà còn tạo ra sự mới mẻ hơn so với một chiếc sedan thông thường.
Ngược lại, một chiếc Mercedes –Benz AMG SLS với buồng lái xuôi về phía sau lại là ví dụ tuyệt vời cho thuyết “tỉ lệ vị trí buồng lái” và điều này chính là tính năng động trong thiết kế. Sự thay đổi tinh tế của vị trí buồng lái, chẳng hạn như ở chiếc VW Golf 7, là công cụ quan trọng cho nhà thiết kế trong quá trình khai thác tìm kiếm kiểu dáng mới cho xe hơi.
4. Chi tiết đường cong
Góc đường cong là yếu tố quan trọng khác làm nên kiểu dáng xe. Nói một cách đơn giản, chiếc xe càng góc cạnh thì trông càng có phong cách thể thao. Ngược lại, càng ít góc cạnh thì nhìn vào xe thấy rộng rãi và quan trọng là trông hai bên sườn xe thoáng hơn.
Ít chi tiết đường cong làm cho chiếc xe trông ổn định hơn và mang đến các tính năng thiết kế khác, dựa vào khái niệm thiết kế. Ví dụ, kiểu dáng xe limousine có vẻ lịch sự trong khi đó một chiếc SUV hay wagon (xe có khoang hành lý), ngay khi nhìn vào đã thấy rõ chức năng của nó. Những chiếc xe này trông sẽ vô lý với thiết kế góc cạnh mạnh mẽ.
5. Đường viền dưới
Dù ít được biết đến nhưng trong thiết kế, mép viền dưới là chi tiết bổ sung cho đường cong xe. Xe không có đường viền này trông nặng nề và kém năng động. Ngày nay, rào cản chính của kỹ thuật này chính là yêu cầu về khí động lực học. Lấy ví dụ ở ngành hàng không, để có hệ số cản gió thấp, nhà thiết kế máy bay sẽ làm cho thân máy mỏng và mượt nhất có thể, đồng thời dùng với thanh truyền nâng bánh xe lên, dù điều này làm cho chiếc máy bay chẳng có dáng chút nào.
6. Mối quan hệ giữa các trụ và bánh xe
Các nhà thiết kế xe thường xuyên tìm cơ hội để tạo ra hình ảnh trụ A và trụ C gắn với bánh xe liền kề.
Trụ A thường hướng đến tâm trục trước của xe, trụ C tạo độ vững chãi cho phía sau xe. Các nhà thiết kế dùng thủ thuật đồ họa để tạo ra sự gắn kết hình ảnh, chẳng hạn như hình ảnh cửa sau hay các đường cắt để mắt hướng về phía bánh sau. Đây là một yếu tố khác của nghệ thuật thiết kế xe hơi.
Thuật ngữ trụ ABC nói đến các trụ chính nâng đỡ hệ thống mái của một chiếc xe. Trụ A là bộ phận nối giữa cửa bên trước và cửa kính chắn gió. Trụ B là phần nối giữa hai cửa bên. Trụ C là phần nối giữa cửa bên dưới và cửa chắn gió phía sau xe.(Theo http://www.adhesivesmag.com) |
Hồng Hà (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá (1)