11:52  | 

5 sự kiện nổi bật nhất ngành ôtô thế giới năm 2013

2013 là một năm đáng nhớ với ngành công nghiệp ôtô thế giới khi chứng kiến nhiều sự kiện nổi bật. Điển hình như việc Mary Barra trở thành nữ CEO đầu tiên trong lịch sử GM, tài tử Paul Walker tử nạn, động cơ diesel hồi sinh...

Hãy cùng nhìn lại 5 sự kiện đáng chú ý nhất, thu hút được sự quan tâm của giới báo chí cũng như người tiêu dùng trong suốt một năm vừa qua.

Mary Barra trở thành CEO của GM

Giữa tháng 12, GM gây bất ngờ cho giới truyền thông khi công bố bà Mary Barra sẽ trở thành CEO tiếp theo của hãng, thay thế ông Dan Akerson. Như vậy, Mary Barra là nữ CEO đầu tiên trong lịch sử “gã khổng lồ” Detroit. 

5 sự kiện nổi bật nhất ngành ôtô thế giới năm 2013 autodaily 5 su kien noi bat  (2).jpgMary Barra - Người phụ nữ quyền lực nhất ngành ôtô

Bà Barra, 51 tuổi, đã dành phần lớn thời gian sự nghiệp của mình ở GM. Là một kỹ sư nắm bằng MBA của Đại học Stanford, bà Barry vào thực tập tại GM cách đây 30 năm và sau đó được nhận vào làm trong công ty này. Bà lần lượt thăng chức qua nhiều vị trí, và gần đây nhất là vị trí Giám đốc phát triển sản phẩm và chất lượng.

Tài tử Paul Walker tử nạn

Paul Walker, ngôi sao loạt phim bom tấn Fast and Furious, đã thiệt mạng vì một vụ tai nạn thảm khốc trong một chiếc Porsche Carrera GT.

Sự ra đi đột ngột của anh khiến người hâm mộ và nhiều đồng nghiệp rất đau buồn. Đoàn phim đã quyết định tạm hoãn việc quay Fast & Furious 7 và có thể thay đổi kịch bản về nhân vật của Paul.

5 sự kiện nổi bật nhất ngành ôtô thế giới năm 2013 autodaily 5 su kien noi bat  (4).jpgSự ra đi đột ngột của Paul Walker khiến người hâm mộ rất đau buồn

Trước đó, 30/11/2013, Paul Walker cùng người bạn lâu năm Roger Rodas trở về từ sự kiện gây quỹ từ thiện nhằm trợ giúp các nạn nhân ở Philippines của cơn bão Haiyan tháng trước. Cả hai đi chiếc xe thể thao Porsche Carrera GT của Paul. Trên đường cao tốc, chiếc xe đột ngột mất lái rồi đâm vào một gốc cây và bốc cháy, giết chết tài tử Hollywood cùng người bạn thân.

Ford Mustang 2015 trình làng

Có thể nói màn ra mắt của Ford Mustang 2015 thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông cũng như người yêu xe trên toàn thế giới.

Diện mạo hầm hố hơn, thế hệ mới của Ford Mustang có bước tiến mới về thiết kế với mặt trước theo kiểu “cá mập cắn mồi”, lưới tản nhiệt hình thang và cụm đèn pha thanh mảnh. Những điểm nổi bật khác bao gồm nắp ca-pô góc cạnh, cản va sau rộng hơn, cụm đèn ba chiều với các xi-nhan tuần tự.

5 sự kiện nổi bật nhất ngành ôtô thế giới năm 2013 autodaily 5 su kien noi bat  (1).jpg"Ngựa hoang" Ford Mustang 2015

Trong khi đó, khoang lái lấy cảm hứng từ máy bay với thiết kế tương tự nhưng ứng dụng vật liệu chất lượng cao hơn và chuyển số dễ dàng hơn. Một số tính năng công nghệ ở nội thất của Mustang 2015 như truy cập thông minh, SYNC, MyFord Touch, ứng dụng chỉ đường, đồng hồ MyColor và hệ thống âm thanh Sharer Pro mới.

Dưới nắp ca-pô, Mustang 2015 có 3 lựa chọn động cơ gồm: 3.7L V6, công suất 300 mã lực, mô-men xoắn 365Nm, 2.3L EcoBoost 4 xy-lanh công suất hơn 305 mã lực, mô-men xoắn 406 Nm và 5.0L V8 công suất hơn 420 mã lực, mô-men xoắn 528 Nm. Tùy vào từng loại động cơ, xe đi kèm với hộp số sàn hoặc tự động.

Năm của siêu xe hybrid

2013 là năm chứng kiến hàng loạt sự xuất hiện của những siêu xe hybrid. Đầu tiên có thể kể đến Ferrari LaFerrari.

LaFerrari được trang bị động cơ V12, dung tích 6262cc, công suất 800 mã lực tại 9.000 vòng/phút, mô-men xoắn đạt 700 Nm tại 6.750 vòng/phút. Ngoài ra, LaFerrari còn có thêm mô-tơ điện công suất 163 mã lực, mô-men xoắn 270 Nm.

5 sự kiện nổi bật nhất ngành ôtô thế giới năm 2013 autodaily 5 su kien noi bat  (5).jpgCó giá bán hơn 1 triệu USD nhưng LaFerrari vẫn "cháy hàng"

Sự kết hợp trên giúp cho LaFerrari đạt tổng công suất 963 mã lực tại 9.250 vòng/phút. Đi kèm với hộp số 7 cấp DCT, siêu xe mới nhất của Ferrari có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng dưới 3 giây, 0-200km/h dưới 7 giây, 0-300km/h trong 15 giây, trước khi đạt tốc độ cực đại trên 350km/h.

Tiếp đến là McLaren P1. Siêu xe này được trang bị hệ thống truyền động hybrid bao gồm động cơ đặt giữa V8 3.8L tăng áp kép có thể sản sinh công suất 737 mã lực tại 7.500 vòng/phút và mô-men xoắn 720 Nm tại 4.000 vòng/phút cùng một động cơ điện công suất 179 mã lực, mô-men xoắn 260 Nm.

Nhờ sự kết hợp này, siêu xe P1 có tổng công suất 916 mã lực, mô-men xoắn 900 Nm, truyền năng lượng đến bốn bánh thông qua hộp số tự động ly hợp kép 7 cấp. McLaren P1 có thể tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong dưới 3 giây, 0-160 km/h trong 5,5 giây và 0 – 320km/h trong 20 giây, trước khi đạt tốc độ cực đại 350km/h.

Cuối cùng là Porsche 918 Spyder. Xe được trang bị hệ thống hybrid gồm một động cơ xăng V8 dung tích hơn 4 lít, công suất hơn 500 mã lực, kết hợp với hai mô-tơ điện (mỗi mô-tơ nằm trên một cầu), cho công suất kết hợp tối thiểu 218 mã lực. Động cơ V8 truyền công suất tới bánh sau thông qua hộp số bán tự động 7 cấp.

Động cơ diesel hồi sinh

Xu hướng các nhà sản xuất ôtô chuyển sang sản xuất dòng xe sử dụng động cơ diesel ngày một mở rộng. Điển hình như Volkswagen khi công bố lần đầu tiên bán được hơn 100.000 xe trang bị động cơ diesel tại Mỹ trong năm nay.

 

5 sự kiện nổi bật nhất ngành ôtô thế giới năm 2013 autodaily 5 su kien noi bat  (3).jpgĐộng cơ diesel ngày càng phổ biến

Chevrolet mới đưa phiên bản diesel của mẫu Cruze compact sedan; Nissan xác nhận xe tải Titan thế hệ tiếp theo sẽ sử dụng động cơ Cummins diesel 5.0L hay Chrysler cũng sẵn sàng kế hoạch ứng dụng một loạt động cơ diesel 3.0L V6 cho các dòng xe.

Hoàng Tuấn (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm