Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:26
07:10 |
Bí quết thu hút khách hàng của Volkswagen
Simon Thomas, Giám đốc tiếp thị toàn cầu của tập đoàn Volkswagen, cho biết VW phải tiếp tục cải thiện cách thức khi trình làng sản phẩm mới và sử dụng rộng rãi dữ liệu thu thập được.
Vị lãnh đạo 53 tuổi người Anh này đã nắm giữ vị trí hiện tại từ tháng 9 năm ngoái sau 2 năm đứng đầu Volkswagen Anh quốc và 20 năm làm việc cho Nissan.
Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của ông với phóng viên tại trụ sở của Volkswagen.
Phóng viên (PV): Ông có thể cho biết một vài tháng sau khi ra mắt một mẫu xe mới, nhà sản xuất có biết một mẫu xe đó thành công hay không?
Ông Simon Thomas (ST): Bạn có một ý tưởng tốt từ lượng đơn đặt hàng và phản ứng Internet. Vì vậy, bạn có thể có cảm giác khá tốt trong vài tháng, nhưng đừng tự thỏa mãn.
Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển thì mỗi nhà sản xuất phải tạo tạo cho mình một sự khác biệt. Và việc xây dựng thương hiệu chính là yếu tố then chốt để tạo ra sự khác biệt đó. Bởi vì thương hiệu giúp xác định giá trị của bạn, làm thế nào bạn giới thiệu bộ mặt của mình ra thế giới. Ngoài ra, thương hiệu cũng giúp bạn thu hút khách hàng, chiếm được lòng tin của họ và lôi kéo họ trở lại nhiều lần sau.
Ông Simon Thomas - Giám đốc tiếp thị Volkswagen toàn cầu.
PV: Vậy, xin ông chia sẻ bí quyết giúp nhà sản xuất gặt hái được thành công hơn khi ra mắt một sản phẩm?
ST: Trước khi bạn muốn tung ra thị trường sản phẩm của mình bạn phải biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ bị thụ động. Bạn cũng phải luôn tìm hiểu và tư duy về sản phẩm của mình, bạn phải vạch ra được kế hoạch cụ thể và không quên quảng bá trên truyền thông, hình thức tuyên truyền mang lại hiểu quả cao.
Một điểm quan trọng khác là màn giới thiệu không chỉ là sự kiện tại thời điểm khởi đầu việc bán hàng. Một màn ra mắt thành công cần phải tuân theo cả quá trình. Những công nghệ hay danh mục sản phẩm có thể được sử dụng để hỗ trợ việc định vị dài hạn cho sản phẩm.
PV: Gần đây, ông và đội ngũ của ông đã dành thời gian tham gia nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts. Các ông đã đúc kết được những gì?
ST: Chúng tôi đang nghiên cứu từ các tài liệu làm thế nào để có thể sử dụng phương pháp mới và công nghệ mới để tạo ra một cái nhìn sâu hơn về mục đích kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi đã tìm cách khai thác dữ liệu để nâng cao kinh nghiệm, khám phá thị hiếu của người tiêu dùng .
Và như một điều hiển nhiên, chúng tôi có một số lượng lớn dữ liệu thông tin của khách hàng và lượng khách hàng tiềm năng. Đây là một điều quan trọng mà bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng phải có.
PV: Làm thế nào để giữ được các thông tin liên quan đến khách hàng của mình, thưa ông?
ST: Chúng tôi tạo một chương trình quảng bá riêng, chúng tôi tiếp nhận và giải đáp các nguyên vọng cũng như phản ánh của khách hàng tại trang web của mình một cách kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi căn cứ vào dân số trưởng thành của một quốc gia để đưa ra bài toán phân tích, xác định, cân nhắc khả năng mua của mỗi người, đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, bạn phải coi việc xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục.
Việc tạo ra hoặc cải tiến một thương hiệu không phải là một vấn đề cần được giải quyết một lần: nó là một phần của một quá trình liên tục và không ngừng phát triển. Thương hiệu cần thu hút và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà nó đưa ra một cách liên tục, và thích nghi với những điều kiện của thị trường. Vì tôi tin rằng việc xây dựng thương hiệu cũng giống như tạo ra những sự thay đổi cho những sản phẩm của mình hoặc tạo ra một sự khích lệ mới để thu hút khách hàng. Nếu bạn không giữ được sự liên quan của thương hiệu đối với sản phẩm hay dịch vụ của mình, thì thương hiệu của bạn sẽ bắt đầu phai nhạt và bị tụt hậu so với những thương hiệu khác.
Tóm lại, xây dựng thương hiệu không bao giờ được coi như là đã hoàn thành mà nó là một dự án luôn luôn tiếp diễn.
Xuân Lộc (TTTĐ/nguồn: Autonews)
Ý kiến đánh giá