Chủ Nhật, 19/01/2025 | 07:10
15:43 |
Lái xe ôtô, đi giày nào cho phù hợp?
Khi lái xe, chân của bạn phải thường xuyên hoạt động, đạp ga, đạp phanh. Vì vậy, đừng quên chọn một đôi giày phù hợp để vừa lái xe thoải mái, vừa đảm bảo an toàn.
Đi giày chuẩn, lái xe “ngon”
Thông thường, khi tìm mua một đôi giày mới, suy nghĩ đầu tiên của nhiều người là liệu nó có phù hợp với tủ quần áo của mình hay không. Tuy nhiên, nếu bạn là chủ sở hữu của một chiếc xe hơi hay là người thường xuyên phải lái xe, thì việc lựa chọn giày dép ảnh hưởng đến kỹ thuật lái và đem lại cảm giác thoải mái cũng rất quan trọng.
Việc lựa chọn giày dép ảnh hưởng đến kỹ thuật lái và đem lại cảm giác thoải mái khi lái xe (Ảnh minh họa)
Và, cho dù bạn là đàn ông hay phụ nữ, những đôi giày tốt cho việc lái xe sẽ đều có đặc điểm tiêu chuẩn giống nhau. Đó chính là đế có độ dày thích hợp để cho người lái nhận được cảm giác tốt lên áp lực của bàn đạp, sự thoải mái. Giày phải có khả năng bảo vệ mắt cá chân, không trơn trượt khi ướt và giúp kiểm soát tốc độ cũng như đạp phanh tốt.
Giữ thêm một đôi giày chuyên dụng để lái xe trong xe của bạn cũng giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề của việc vừa phù hợp với trang phục vừa đảm bảo an toàn khi điều khiển xe.
Chọn giày thế nào?
Điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý khi mua giày lái xe là đảm bảo rằng chúng nên có một đế phù hợp. Điều này quan trọng bởi vì nó cung cấp cho bạn với áp lực lên bàn đạp tốt nhất khi phanh hoặc tăng tốc. Nếu đế giày là quá dày, bạn sẽ khó khăn cảm nhận được bàn đạp, trong khi cũng phải đặt rất nhiều áp lực lên mắt cá chân của bạn. Bên cạnh đó, đế dày thường có nghĩa là trọng lượng nặng và gây khó khăn cho mắt cá chân làm cho nó không được thoải mái và khó khăn khi chuyển động.
Khi mua giày lái xe cần đảm bảo rằng chúng nên có một đế phù hợp
Ngoài ra, đế cũng không nên quá rộng vì nó có thể dẫn tới trường hợp chân của bạn chạm vào hai bàn đạp cùng một lúc. Tất nhiên bạn cũng muốn vùng tiếp xúc chân đạp lớn nhất để áp lực lên bàn đạp dễ dàng hơn, nhưng đế cũng không nên quá dài và tác động tới cả hai bàn đạp. Ngoài ra, đế phải có độ bám tốt trong cả hai điều kiện thời tiết bình thường và mưa gió để nó không bị trơn trượt. Và cách tốt nhất để ngăn chặn điều này là bạn nên làm sạch đế giày trước khi vào xe.
Có những người lập luận rằng lái xe chân trần là cách tốt nhất. Bởi nó sẽ giúp bạn đạt được áp lực lên bàn đạp tốt nhất có thể. Tuy nhiên, trên đường dài khi đi chân trần sẽ ra mồ hôi và có thể bị trượt khỏi bàn đạp, làm tăng khả năng chấn thương của mắt cá chân hoặc bàn chân (đó là chưa kể đến mất kiểm soát xe).
Hãy lựa chọn cho bạn những đôi giày phù hợp để giúp bạn an toàn trên mọi chặng đường
Về cơ bản, giải pháp tốt nhất cho việc kiểm soát bàn đạp tốt hơn chính là những đôi giày thể thao cổ điển với độ dày đế tối đa không được vượt quá 10 mm, hoặc giày đơn giản. Hãy lựa chọn cho bạn những đôi giày phù hợp để giúp bạn an toàn trên mọi chặng đường.
Không nên đi loại giày nào?
Giày cao gót
Để người lái duy trì các xử lý thích hợp trên cả phanh và bàn đạp ga thì gót chân của người lái xe phải luôn luôn phải đặt trên sàn xe. Nhưng điều này lại không phù hợp với những đôi giày cao gót. Phụ nữ thường thích đi loại giày này bởi nó tạo nét thanh lịch và giúp cho họ trở nên thời trang hơn khi nhìn, nhưng khi nói đến lái xe, một chiếc giày gót cao sẽ gây trở ngại cho hoạt động của bàn đạp.
Một chiếc giày gót cao sẽ gây trở ngại cho hoạt động của bàn đạp
Bởi vậy, khi lái xe phụ nữ không nên đi giày gót nhọn để điều chỉnh mà nên chuẩn bị một đôi dép hoặc giày bệt trong xe để có thể thay thế và lái xe an toàn hơn.
“Bốt”
“Bốt” cũng thường không được lựa chọn khi lái xe, vì chúng có khá nặng ở chân và có thể bị mắc kẹt bên dưới bàn đạp khi hoạt động.
Tông, dép xỏ ngón
Dép xỏ ngón cũng được coi là một trong những lựa chọn tồi tệ cho một “lái xe” bởi nó cũng được chứng minh là khá nguy hiểm và gây ra một số lượng đáng kể các vụ tai nạn giao thông.
>> Xem thêm các thông tin tư vấn hữu ích dành cho phụ nữ khi lái xe:
- Đi xe máy, đừng mặc váy quá ngắn
- Phụ nữ và những thói quen tai hại khi đi xe máy
- 7 lời khuyên để giảm stress khi lái xe
Thảo Anh (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá (1)