Thứ Bảy, 18/01/2025 | 15:09
06:20 |
8 nguyên tắc sống còn khi “cưỡi” môtô
Việc tự mình điều khiển một cỗ máy phân khối lớn là niềm đam mê của nhiều người. Tuy nhiên, điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, vì vậy người điều khiển môtô cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để lái xe an toàn hơn.
1. Đừng chủ quan
Bạn nên nhớ rằng, chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại phân cấp ra thành các loại bằng A1, A2, A3 tương ứng với từng trình độ điều khiển và các loại xe có dung tích khác nhau. Điều khiển một chiếc xe có trọng lượng, dung tích xi-lanh, chiều cao lớn hơn dĩ nhiên là phải khó hơn.
Khi điều khiển môtô hãy tập trung, làm chủ tốc độ để kịp thời phán đoán và phản ứng xử lý tình huống thật tốt.
2. Làm chủ tốc độ
Điều quan trọng nhất là không bao giờ lái xe nhanh hơn giới hạn thoải mái của bản thân, đặc biệt là trên những con đường đông đúc. Đến nay chúng ta vẫn nghe những câu chuyện về các tay lái thiếu kinh nghiệm bị tai nạn khi cố gắng bắt kịp những tay lái nhanh hơn .
3. Giữ khoảng cách với các xe khác
Hãy chú ý đến những chiếc ôtô đang chuẩn bị rẽ trái, cho dù đó là tại một ngã tư hay một con phố nhỏ. Một chiếc ôtô với bánh trước đã rẽ sang trái rất nguy hiểm.
Sự lựa chọn làn xe cũng rất quan trọng. Hãy lưu thông đúng làn đường, hoặc ở sát vị trí vạch kẻ phân làn đường thì người lái xe có một tầm nhìn tốt hơn rộng hơn.
4. Tầm nhìn
Có một câu nói nổi tiếng và đã trở thành kinh điển đối với việc đi xe, đó là: “ Điểm bạn nhìn sẽ là điểm bạn đi tới!”. Tất cả chúng ta đều biết điều đó và đã nhìn thấy tác dụng của nó, song rất nhiều lần khi chúng ta đang trên đường , chúng ta chợt nhận thấy mình đang đi theo hướng mà mình không muốn, đơn giản chỉ vì chúng ta đang nhìn theo hướng đó.
Vì vậy, hãy luôn tự nhủ với bản thân là phải nhìn nơi mình muốn đi chứ không phải nơi mình không mong muốn. Cẩn thận định vị điểm vào góc rẽ và quan sát lối ra khi bạn bám theo đường cong dự đoán của góc rẽ.
5. Hãy trở nên nổi bật
Chọn những trang thiết bị có màu sắc rực rỡ, giúp bạn nổi bật khi tham gia giao thông, đặc biệt là một chiếc mũ bảo hiểm và áo khoác. Đôi khi chúng ta cũng nên sử dụng đèn cho cả ban ngày để giúp chúng ta trở nên thu hút hơn.
Làm cho mình trở nên nổi bật trên cao tốc hoặc đường có nhiều làn. Không nên lưu thông duy nhất một làn. Thay vào đó, hãy thay đổi làn giúp tỉnh táo và nhận thức. Quan trọng hơn, lái xe khác nhìn thấy bạn trước đó vài phút không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục quan sát được bạn.
6. Luôn giữ phanh
Hãy tạo một thói quen luôn đặt ít nhất một ngón tay trên tay phanh, một phần nhỏ của một giây không tác động lên tay phanh cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn giữa việc dừng lại hay va chạm.
Trong thực tế, với tốc độ chậm , sử dụng phanh sau có thể giữ cho xe ổn định mà không làm tăng vận tốc xe. Rèn luyện sự cân bằng giữa tay ga và phanh là một yếu tố quan trọng trong sự tự tin khi vào các khúc cua.
7. Giữ cho chân luôn đặt đúng trên vị trí
Chúng ta thường thấy những tay lái mới (hoặc thậm chí những tay lái có kinh nghiệm) đặt gót chân lên gác chân. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất thường thấy và thay đổi nó sẽ có tác động lớn về xử lí động lực học. Chân của bạn có thể sản sinh ra rất nhiều lực, nhưng tính hiệu quả chỉ được tính với xe đạp.
Với chân của bạn được đặt chính xác trên gác chân, bạn có thể tạo ra nhiều trọng lượng hơn khi vào cua. Vị trí đặt chân đúng sẽ giúp người lái nhẹ nhàng thay đổi vị trí cơ thể, giúp hệ thống giảm xóc làm việc êm ái hơn. Kỹ thuật này hiệu quả với tất các những mẫu môtô, chỉ dòng cruiser với gác chân có bề mặt lớn sẽ không có sự khác biệt.
8. Luôn mang đồ bảo hộ
Thứ nhất, bạn chỉ có thể tận hưởng được hoàn toàn sự ưu việt, sức mạnh và tốc độ của xe phân khối lớn khi mang đầy đủ đồ bảo hộ. Thứ hai, chúng sẽ bảo vệ bạn một cách hiệu quả nhất khi xảy ra tai nạn ở tốc độ cao. Hai điều trên luôn đúng khi bạn lái mọi loại môtô. Có thể bạn sẽ thanh minh rằng một chiếc áo da với quần jean và mũ bảo hiểm 3/4 đầu trông mới hợp với một chiếc xe cruiser kiểu Harley-Davidson, tuy nhiên hãy nhớ rằng các định luật vật lý không thể thay đổi phụ thuộc vào việc bạn đang lái xe gì.
Tai nạn có thể xảy ra bất ngờ với bất kỳ ai, bất kể người đó có kinh nghiệm lái xe dầy dặn tới đâu. Chính vì vậy, cách nhiều người bao biện "Tôi biết cách lái xe và tôi sẽ cẩn thận" hoàn toàn vô nghĩa. Nhiều phóng viên, người thử xe và tay đua chuyên nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm cầm lái và luôn điều khiển xe một cách cẩn thận, nhưng thỉnh thoảng họ vẫn bị tai nạn. Và đương nhiên, nếu không có đồ bảo hộ, nguy cơ tử vong khi xảy ra tai nạn sẽ tăng lên rất, rất nhiều lần.
>> Thông tin liên quan:
- 5 bước để cải thiện kỹ năng lái xe môtô
- Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng
- “Tập tọe” chơi môtô, chọn xe kiểu gì?
Thế Đạt (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá