Thứ Bảy, 18/01/2025 | 14:56
15:01 |
Đi môtô, “chăm sóc” xe thế nào?
Những chiếc môtô phân khối lớn thường có cấu tạo phức tạp hơn xe máy phổ thông. Do đó, bạn cũng cần có chế độ “chăm sóc” đặc biệt với chúng.
Bảo trì đúng lịch
Khi đi xe máy hay môtô cũng vậy, bạn cần luôn kiểm tra lốp xe, đèn, phanh, các chỉ số hiển thị trên đồng hồ trước bất kỳ chuyến đi nào.
Kiểm tra độ chùng và tra dầu bôi trơn vào nhông – xích xe hằng tháng. Mỗi 2 tháng kiểm tra dây côn, dây ga và điều chỉnh lại nếu cần.
Mỗi 3 tháng thay nhớt và lọc nhớt. Cùng thời điểm này nên vệ sinh lọc gió và bu-gi. Kiểm tra mức dầu phanh và độ sâu cũng như độ dày má phanh.
Kiểm tra dầu phuộc trước mỗi 5 tháng. Thay dầu phuộc mỗi 6 tháng một lần. Lọc gió và bugi cũng như dầu truyền động cần thay sau 9 tháng sử dụng.
Chọn linh kiện chính hãng
Các chuyên gia kỹ thuật khuyên bạn không nên tiếc tiền mà thay thế những phụ tùng không chính hãng. Việc mua phụ tùng chất lượng cao luôn đúng đắn vì nó ảnh hưởng đến cả chiếc xe của bạn.
Sử dụng nhớt, lọc nhớt, dầu phanh theo khuyến cáo của hãng. Lưu ý, dầu phanh cho các xe môtô không thể dùng lẫn cho nhau.
Giải quyết ngay sự cố
Nếu có bất cứ hiện tượng bất thường nào, bạn đừng nên bỏ qua mà hãy mang chiếc xe của mình đi kiểm tra ngay. Chẳng hạn như chiếc môtô của bạn có dấu hiệu bị rò nhớt, chảy dầu hay các hiện tượng ống dẫn xăng và gioăng cao su bị khô nứt…
Chọn “mặt” gửi “vàng”
Bạn đang đi một chiếc xe môtô phân khối lớn và nó hoàn toàn khác với những chiếc xe máy phổ thông. Vì thế, khi xảy ra hỏng hóc cần sửa chữa, không phải bạn cứ “vứt” xe ở tiệm sửa nào cũng được. Môtô có cấu tạo phức tạp hơn nên cần được sửa chữa bởi những người thợ chuyên về dòng xe đó.
Khi bạn mang xe đi bảo trì hoặc sửa chửa, chọn một người kỹ thuật quen với dòng xe và hãng xe bạn đang đi. Một người thợ mà chú tâm vào sửa các dòng Harley-Davidson sẽ không có kiến thức nền như một anh kỹ thuật chỉ chuyên về dòng cào cào của Suzuki.
Anh Đức (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá