Chủ Nhật, 19/01/2025 | 10:25
12:15 |
Hành trình lên “nóc nhà thế giới” (P4): Vượt núi cao, dốc sâu
Chia tay Shangri-La, đoàn xe Caravan Việt Nam chinh phục cung đường Tây Tạng và Everest Base Camp bắt đầu hành trình được xem là “khủng” nhất khi phải vượt qua rất nhiều địa hình đèo núi hiểm trở, dốc sâu dài 1.600 cây số. Những nguy hiểm rình rập với nguy cơ núi đá sạt lở trên cung đường “Trà - Mã cổ đạo” năm xưa.
Nói thêm và cung đường “Trà – Mã cổ đạo”. Đây là một con đường mòn huyền thoại trải dài, nằm sâu trong những dãy núi ở Tứ Xuyên, vận chuyển trà bằng ngựa liên thông Trung Quốc với Tây Tạng tới nay đã hàng nghìn năm tuổi. Đây cũng là con đường thông thương buôn bán cổ nhất nhì châu Á.
Con đường cổ dài 4.000km, có nhiều nhánh đường khác nhau, tuy nhiên có hai nhánh chính tồn tại lâu nhất với khoảng 1.200 năm lịch sử. Đích đến của chúng đều là các vùng đất thuộc Tây Tạng, nơi có nhu cầu về trà rất lớn.
Những cung đường "Trà-Mã cổ đạo" năm xưa.
Triều đình phong kiến Trung Quốc thời Tống đã bắt đầu trao đổi buôn bán với người Tây Tạng qua con đường này. Họ đổi trà lấy những đoàn ngựa chiến để phục vụ chiến tranh ở đồng bằng. Cái tên “Trà - Mã” chính thức xuất hiện từ đây.
Con đường “Trà - Mã cổ đạo” dài, ngoằn ngoèo luôn là thách thức cho bất kì ai. Mưa, tuyết và bão xảy đến bất ngờ, sẵn sàng cướp đi mạng sống của con người. Nhiều mã phu và thương nhân đã nằm lại nơi này và ngày nay, ta vẫn có thể bắt gặp những nấm mộ dọc đường đi.
Hành trình ngày thứ 5 trên đất Trung Quốc của đoàn Caravan dài gần 200 cây số.
Quay trở lại với hành trình lên “nóc nhà thế giới” của đoàn Caravan Việt Nam với ngày thứ 5 trên đất Trung Quốc theo cung đường dự kiến dài gần 200 cây số đến Đức Khâm.
Trước khi đặt chân vào vùng đất tự trị của người Tây Tạng, đoàn bắt đầu làm quen việc dừng chân chờ đợi để xin phép qua các trạm kiểm soát của quân đội và cảnh sát Trung Quốc, trung bình mỗi ngày đoàn phải đi qua 4-5 trạm kiểm soát.
Đoàn xe chờ qua trạm kiểm soát.
Địa điểm dừng chân ngày thứ 5 của đoàn tại thành phố nhỏ Đức Khâm, nơi có hàng chục ngàn du khách mỗi năm đến hành hương ngọn núi linh thiêng Mai Lý của người Tây Tạng. Núi tuyết Mai Lý có hơn 20 đỉnh núi với tuyết bao phủ vĩnh cửu, bao gồm sáu đỉnh cao trên 6.000 m. Kawagebo là điểm cao nhất 6.700 mét và được xem như là ngôi nhà của các vị thần của Phật giáo ở Tây Tạng trú ngụ.
Những ngọn núi tuyến ở độ cao 6 ngàn mét phía trước .
Núi tuyết Mai Lý là ước mơ của các nhà leo núi mạo hiểm vì với họ, núi tuyết Mai Lý chưa ai chinh phục được nó. Các cuộc thám hiểm đầu tiên diễn ra vào năm 1987, 1990, 1991, 1996, nhưng không thành công.
Năm 1991, thảm họa tuyết lở đã vùi lấp 17 thành viên của đoàn thám hiểm đại học Kyoto Nhật Bản và là tai nạn leo núi có số người tử nạn cao nhất. Các cuộc thám hiểm của người Mỹ, dẫn đầu bởi Nicholas diễn ra năm 1988, 1989, 1992, và năm 1993, cố gắng chinh phục các đỉnh núi trong Mai Lý, nhưng không thành công.
Núi tuyết Mai Lý.
Năm 2001, chính quyền địa phương thông qua luật cấm tất cả leo núi tuyết Mai Lý vì tôn giáo và tín ngưỡng của người Tạng không cho phép người leo núi mạo phạm thần thánh của họ và nó quá nguy hiểm cho người leo núi.
Núi tuyết Mai Lý là ước mơ của các nhà leo núi mạo hiểm.
Càng lên lên cao, cung đường đèo núi càng hẹp lại, các thành viên phải cẩn thẩn quan sát tránh các tảng đá lớn nhỏ bị sạt lở, vì nếu phải cán lên có thể đâm thủng lốp xe đá vừa rơi từ trên núi khá có góc cạnh sắt bén. Đoàn Caravan đi ngược theo đầu nguồn của sông Mê Kong đang chảy cuồn cuộn về phía hạ lưu.
Nước đổ từ trên núi làm ngập một số đoạn đường đèo.
Đoàn Caravan chính thức đặt chân vào vùng đất Tây Tạng trong ngày 6 trên đất Trung Quốc.
Mitsubishi Pajero Sport vượt đèo.
Địa điểm đánh dấu độ cao 4.100 mét.
Chụp ảnh lưu niệm ở độ cao 5.200 mét và nhiệt độ là 5 độ C.
Bước sang ngày thứ 7, đoàn Caravan tiếp tục chinh phục cung đường đèo núi đến Lsaha. Người dân Tây Tạng đi xe máy rất ẩu, không bao giờ nhương đường và thường đi giữa. Thi thoảng, cả đoàn cũng bắt gặp xe đạp thử thách cung đường này.
Mỗi lần xuống đèo toàn gặp cua chữ U.
Một trong những cung đường đẹp và nguy hiểm.
Cả đoàn tiếp tục di chuyển.
Kết thúc ngày 7, đoàn Caravan nghỉ tại khu vực gần hồ Ranwu. Hồ Ranwu (hay còn gọi là Rawok) lấy tên của một thị trấn nhỏ ở tỉnh Nyingchi, Tây Tạng, có diện tích 22 Km2, cao 3.850 m. Tuy nhỏ nhưng Ranwu là một thị trấn hiện đại, gần căn cứ quân sự, có khoảng 20 cửa hàng, khách sạn phục vụ cho khách du lịch và những đoàn người khai thác gỗ.
Cả đoàn thường khởi hành lúc 7h30 sáng.
Khi áng nắng mặt trời chưa kịp làm tan đi những đám mây đang bao phủ những ngọn núi tuyết và sương mù đọng lại trên mặt hồ Ranwu thì đoàn xe đã phải khởi hành, ai ai cũng cảm thấy tiếc vì không có dịp chiêm ngưỡng cảnh đẹp của hồ.
Vẻ đẹp của hồ Ranwu.
Cung đường sáng sớm khá vắng vẻ, đoàn chỉ nghe được tiếng động cơ, tiếng suối chảy dọc bên con đường.
Vừa di chuyển vòng vèo trên cung đường dọc con suối dẫn nước đến hồ Ranwu được 60 cây số thì xe dẫn đoàn nhận được điện thoại tử chủ khách sạn hỏi xem có thành viên nào trong đoàn để quên tiền, sau khi kiểm tra các xe trong đoàn thì nhận được phản hồi từ xe số 2 làm rớt cọc tiền khoảng 6-7 ngàn tệ. Do khách sạn đoàn lưu trứ thuộc vùng hẻo lánh, không có ngân hàng hay dịch vụ chuyển tiền, vì thế xe dẫn đoàn Trung Quốc bèn phải chạy quay lại để nhận lại tiền để quên. 5 xe của đoàn bền phải ngồi chờ bên đường hơn 2 tiếng đồng hồ.
Khung cảnh xung quanh khiến các thành viên trong đoàn cảm thấy phấn khích.
Sau khi xe Trung Quốc quay lại, cả đoàn lại tiếp tục lên đường. Những ngọn núi tuyết thường gặp trên đường.
Thử khả năng lội nước của Mitsubishi Pajero Sport.
Hành trình ngày thứ 8 vừa đi vừa ngắm nhìn núi tuyết.
Thành viên trong đoàn tranh thủ chụp ảnh.
Sau những giây phút thảnh thơi, cả đoàn chuẩn bị tiến vào cung đường độc đạo, chỉ cho phép 1 chiều qua lại. Để qua cung đường đèo độc đạo này, cứ mỗi 2 tiếng họ cho đoàn xe từng phía qua lại. Bình thường phải mất 3-4 tiếng để qua, nhưng đoàn xe may mắn đến cùng thời điểm xe chạy nên không phải mất nhiều thời gian chờ đợi như kế hoạch.
Đoàn xe may mắn qua cung đường đèo độc đạo.
Kết thúc hành tình ngày thứ 8, đoàn dừng chân tại thành phố Linzhi cách xa Lhasa - Tây Tạng gần 400 cây số. Được biết đang có dự án tuyến đường cao tốc nối liền 2 thành phố trên và dự kiến sẽ rút ngắn thơi gian di chuyển còn 1/2 đường so với hiện nay.
Ngày thứ 9, cả đoàn đã hoàn thành điể đến thứ nhất của hành trình là Lsaha (Tây Tạng).
(Còn tiếp...)
Hoàng Tuấn (TTTĐ)
Nguồn: Otosaigon
Ý kiến đánh giá (3)