08:03  | 

‘Ôtô không còn là mặt hàng xa xỉ’

Đó là phát biểu của Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Ngô Trí Long trong buổi Hội thảo liên quan đến vấn đề “Thuế tiêu thị đặc biệt và những vấn đề liên quan đến thuế đánh trên phụ tùng xe” diễn ra chiều ngày hôm qua (9/10) tại VIMS 2015.

Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam được coi là ngành trọng điểm và là ngành luôn luôn được ưu ái nhất  trong các số ngành công nghiệp. Nhưng hiện nay, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang có quy mô sản xuất còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực.

Có thể nói, có thực trạng này là do chính sách bảo hộ và sự thiếu đồng bộ của chủ trương và chính sách. Khi Việt Nam coi ngành công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên nhưng lại lo ngại dẫn đến sự quá tải của hệ thống giao thông đường bộ. Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu với mức thuế suất cao lên sản phẩm ô tô chính là nhằm thực hiện mục tiêu hạn chế đó.

‘Ôtô không còn là mặt hàng xa xỉ’ Audi_Show.JPGNgành công nghiệp ô tô đang có sự thiếu đồng bộ của chủ trương và chính sách.

Hiện tại, mỗi người Việt Nam mua và sử dụng ô tô đều phải chịu mức thuế cao hơn nhiều nước trên thế giới, chiếm 59-60% giá trị xe. Trong đó bao gồm 4 loại phí khác nhau là thuế nhập nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chưa kể đến 10 loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô không phải không có những tín hiệu vui khi đang vào lộ trình giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ô tô và linh kiện ô tô theo các cam kết và hiệp định thương mại quốc tế:

Cam kết WTO: Tất cả các loại xe ô tô phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 100% xuống 70%  sau 7 năm kể từ khi gia nhập (năm 2014). Riêng đối với loại xe chở người có dung tích xy-lanh từ 2.5 trở lên sẽ phải giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 90% xuống 52% sau 12 năm kể từ khi gia nhập (năm 2019).

Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN: Các loại ô tô chở người 10 chỗ trở lên và xe tải đều đã được cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 5% từ năm 2006. Riêng loại xe chở người 9 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải cắt giảm xuống 0% vào năm 2018 (dự kiến 2015 thuế nhập khẩu giảm còn 35% và năm 2016 giảm xuống 20% và năm 2017 giảm còn 10%).

Hiệp định TPP: Dự kiến đến năm 2026 thuế nhập khẩu ô tô chở người từ những nước tham gia TPP sẽ cắt giảm về 0% (dự kiến sẽ cắt giảm dần và bắt đầu từ năm 2016).

Hiện Bộ Tài chính đã và đang thực hiện lộ trình giảm thuế theo cam kết, theo lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực ASEAN tới năm 2018 sẽ còn 0%; còn theo cam kết WTO, thuế suất nhập khẩu ô tô trên thế giới sẽ giảm còn 47% vào năm 2017.

Trước thực trạng ngành ô tô và lộ trình  giảm thuế nhập khẩu ô tô và linh kiện hiện nay, nhiều nhà đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam không còn chú trọng vào phát triển sản xuất, mà chuyển sang giới thiệu và cung cấp các dòng xe nhập khẩu cho thị trường với nhiều lợi thế cạnh tranh về giá cả và mẫu mã sản phẩm.

Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2035 có nêu định hướng đối với xe đến 9 chỗ: “Tập trung định hướng tiêu dùng vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với mức thu nhập dân cư và khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông.

‘Ôtô không còn là mặt hàng xa xỉ’ PGS. TS_Ngo_Tri_Long.JPGPGS. TS Ngô Trí Long

Chuyên gia kinh tế - PGS. TS Ngô Trí Long nhận định: “Ôtô hiện nay đã là một phương tiện giao thông bình thường như các phương tiện khác chứ không còn là mặt hàng xa xỉ. Vì thế, cần phải giảm thuế, nhất là đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc và giảm thuế tiêu thụ đặc biệt để hạ giá bán xe. Việc giảm thuế, giảm giá bán xe, kích cầu thị trường sẽ có tác động tích cực tới nhiều đối tượng, mà trước tiên là chính ngành công nghiệp ô tô. Thị trường mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá. Người tiêu dùng được lợi vì mua được xe với giá phù hợp, có sự lựa chọn phong phú.”

Thế Anh (TTTĐ)

Tags: thuếVIMS

Ý kiến đánh giá (3)


Có thể bạn quan tâm