Thứ Bảy, 12/10/2024 | 22:53
09:35 |
"Đột nhập" vào trung tâm công nghệ của Toyota
Trong chương trình đặc biệt dành cho các các đơn vị truyền thông, báo chí tới từ Việt Nam cùng các nước ASEAN, Trung Đông... Toyota đã lần lượt trình làng một số tính năng như: hệ thống dẫn lái tự động có thể giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra va chạm, hệ thống đèn pha thông minh có thể “liếc” theo hướng lái, hỗ trợ phát hiện người đi bộ và một số tính năng ưu việt khác.
- ĐĂNG KÝ KÊNH YOUTUBE AUTODAILY: https://goo.gl/EMvSeB
Hầu hết các công nghệ mới này được Toyota cải tiến dựa trên những hệ thống an toàn mà hãng hiện có. Hệ thống an toàn trước đây của Toyota được thiết kế để phòng ngừa hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại khi có tai nạn xảy ra nhưng ở phiên bản mới này, hệ thống có thể chủ động cảnh báo và kích hoạt để phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra.
Một công nghệ khác cũng được Toyota giới thiệu trong khuôn khổ sự kiện lần là công nghệ lớp phủ bảo vệ của đèn pha. Công nghệ DADB (Dubbed Adaptive Driving Beam) này tạo ra “đường cắt” của ánh sáng đèn pha cho phép thấy rõ xe đi ngược chiều nhưng vẫn không làm lóa mắt người lái và vẫn đảm bảo độ sáng ổn định. Toyota tin tưởng rằng công nghệ này của họ khi được tích hợp lên các dòng xe có hỗ trợ ADB (Adaptive Driving Beam) sẽ làm tình trạng tai nạn vào ban đêm giảm đi rất nhiều.
Những tính năng tiên tiến khác của Toyota được tập trung vào việc bảo vệ người đi bộ xung quanh. Thiết bị phát sóng ra-đa và hệ thống camera đặc biệt sẽ hoạt động liên tục từ lúc xe khởi động để phát hiện người đi bộ xung quanh. Một tính năng khác được biết đến với tên gọi Hệ thống bảo vệ khách bộ hành khi va chạm (Pop-up Hood), tính năng này giúp nắp capo tự động nâng lên nhẹ khi có va chạm với người bộ hành nhằm giảm lực tác động lên người bị va chạm.
Toyota cho biết sẽ tích hợp các tính năng này lên xe của hãng rong một tương lai gần.
Trải nghiệm các tính năng mới của Toyota
Ẩn mình dưới bóng mát của ngọn núi Fuji, Trung tâm kỹ thuật Higashi-Fuji của Toyota là một phần của khu thử nghiệm và kỹ thuật. Được tái sử dụng vào năm 1966 với khuôn viên rộng hơn 250.000 mét Higashi-Fuji có đến hơn 3000 kỹ sư và nhà nghiên cứu; và nơi đây cũng là nơi thường xuyên có những bài kiểm tra kỹ thuật “khác người”.
Đoàn Việt Nam tại Trung tâm kỹ thuật Higashi - Fuji của Toyota
Đoàn Việt Nam Chúng tôi gồm 7 đơn vị truyền thông, báo chí may mắn được có “đặc quyền” vào tham quan khu vực này, nơi mà chúng tôi có thể chứng kiến những bài kiểm tra va chạm “vô tiền khoáng hậu” hoặc trải nghiệm những thiết bị lái giả lập tối tân vào bậc nhất hay thử nghiệm những tính năng an toàn tân tiến bao gồm: hệ thống phanh chủ động (pre-collision braking), hệ thống phát hiện người bộ hành và hệ thống ABS mới dành cho Prius.
Trực tiếp xem thử va chạm của hai xe
Một trong khu vực mới trong khuôn viên của Higashi-Fuji là “tòa nhà thử nghiệm va chạm”. Nơi này được thiết lập bao gồm thiết bị có thể hấp thụ lực tác động theo nhiều góc độ cho phép 2 chiếc xe có thể đâm trực diện vào nhau ở một góc từ 15-90 độ với vận tốc lên đến hơn 140km/h.
Chúng tôi chứng kiến mà thử va chạm giữa Prius và mẫu xe có tải trọng 2,2 tấn ở tốc độ 90km/h
Việc thu thập dữ liệu này phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ đo lực tác động từ chính diện khi 2 xe lao thẳng vào nhau nhằm giúp các nhà khoa học đưa ra cách làm giảm thiểu thiệt hại khi có tai nạn xảy ra. Chỉ cần tính sai vài mili giây hoặc sai một góc rất nhỏ ngay tại thời điểm xảy ra va chạm có thể cho ra rất nhiều kết quả khác nhau.
Dĩ nhiên là bài kiểm tra sẽ phải được thực hiện lại khiến cho hãng mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và nhân lực. Trong suốt thời gian tham quan của chúng tôi, Toyota đang thực hiện việc va chạm giữa mẫu xe hybird huyền thoại Prius ở trạng thái đứng yên và 1 mẫu xe có trọng lượng 2,2 tấn chạy 90km/h ở góc 15 độ.
Cũng tương tự như các phòng kiểm nghiệm khác, các máy quay tốc độ cao và các dãy đèn được đặt kín trong phòng, thậm chí là cả bên dưới xe.Toyota sử dụng một mặt sàn trong suốt được làm bằng mica với độ dày lên đến 280mm và được phủ trên mặt bằng một lớp mica mỏng hơn dày 6mm. Khi bề mặt sàn xảy ra tình trạng trầy xước thì chỉ đơn giản là thay lớp này đi. Phần mica dày bên dưới có thể chịu được sức nặng lên đến 22 tấn đi qua và có thể chịu lực tác động đến 10 tấn trong khoảng thời gian dài.
Giả tai nạn trên hình nộm công nghệ cao
Việc sử dụng xe thật để kiểm nghiệm mức độ va chạm vô cùng đắt đỏ thế nhưng Toyota đã yêu cầu phải có hơn 1,600 cuộc thử nghiệm hàng năm cho tất cả các đơn vị chủ chốt trên toàn thế giới như: Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ vì thế cho nên đã có rất nhiều những buổi thử nghiệm giả lập đã được thực thi.
Cũng giống như các nhà sản xuất khác, Toyota đã thực hiện hàng trăm nghìn cuộc thử nghiệm như thế này trên toàn cầu. Những thiết bị này có thể đoán trước được điều sẽ xảy ra với cấu trúc của xe khi có va chạm nhưng đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa thể tính toán được điều gì có thể xảy ra cho người cầm lái.
THUMS (Total Human Model for Safety) với các cơ cấu như người thật nhằm phát hiện ra điều sẽ xảy ra cho người ngồi trong khoang lái. Phiên bản mới nhất – 5.0 – được tích hợp thêm các cơ quan nội tạng, tóc và hệ thống máy chụp CT và số lượng chi tiết lên đến 2,000,000.
Để giải quyết tình trạng này, Toyota đã phải tạo ra một người nộm THUMS (Total Human Model for Safety) với các cơ cấu như người thật nhằm phát hiện ra điều sẽ xảy ra cho người ngồi trong khoang lái. Mẫu hình nhân được phát triển từ năm 2000 và đến nay đã tồn tại được đến 50 phiên bản. Phiên bản đầu tiên AM50 mang chỉ 50% chi tiết giống người thật bao gồm cả xương, dây chằng và 80,000 thành phần khác. Phiên bản thứ 3 được tích hợp thêm não và một số chi tiết. Phiên bản mới nhất – 5.0 – được tích hợp thêm các cơ quan nội tạng, tóc và hệ thống máy chụp CT và số lượng chi tiết lên đến 2,000,000.
Toyota đã sản xuất những hình nhân này để bán cho các bên khác trong nhiều năm nay; ví dụ với phiên bản 3, Toyota bán ra với mức giá $80,000. Còn với phiên bản 5.0 hiện chỉ được sử dụng để thử nghiệm riêng cho Toyota và còn có thêm nhiều mẫu giả lập một thiếu nữ, người phụ nữ mang thai, trẻ em trong khoảng 6-9 tuổi…
Trải nghiệm khoang giả lập lái
Ngoài việc tham quan khu vực thử nghiệm, chúng tôi còn may mắn được trải nghiệm hệ thống giả lập lái tối tân nhất của Toyota. Theo như cảm quan ban đầu của chúng tôi, hệ thống này giống như của Daimler và Ford, một chiếc vòm rộng khoảng 7,1 mét được đặt trên một hệ thống thủy lực. Bên trong chiếc vòm này, một chiếc Lexus được gắn chặt hệ thống trục có thể lắc qua lại và một màn hình 360 độ với độ phân giải cao nhằm giả lập môi trường lái xung quanh. Toyota cũng gắn thêm một hệ cơ khí có khả năng giả lập sự rung lắc nhằm tái tạo việc đi trên những bề mặt địa hình khác nhau.
Ngoài việc tham quan khu vực thử nghiệm, chúng tôi còn may mắn được trải nghiệm hệ thống giả lập lái tối tân nhất của Toyota. Sự kết hợp của độ nghiêng, độ xoay và khả năng dịch chuyển cho phép người lái cảm giác như đang lái xe thật vậy.
Một điều thú vị mà hệ thống của Toyota hơn hẳn các đối thủ khác nằm ở bên ngoài của khung lồng này. Bộ máy giả lập của Daimler và Ford có thể nghiêng và xoay nhưng trục cơ khí chỉ nằm chết ở một điểm duy nhất còn với Toyota thì cỗ máy của họ có thể xoay chuyển đến 35 mét theo chiều dài và 20 mét theo chiều ngang. Điều này giúp cho cảm giác của người ngồi trong buồng giả lập có cảm giác thật hơn.
Một chiếc Lexus được gắn chặt hệ thống trục có thể lắc qua lại và một màn hình 360 độ với độ phân giải cao nhằm giả lập môi trường lái xung quanh.
Chúng tôi cảm thấy khá bất ngờ khi trải nghiệm thiết bị giả lập này, nó rất thật. Sự kết hợp của độ nghiêng, độ xoay và khả năng dịch chuyển cho phép người lái cảm giác như đang lái xe thật vậy. Trong xe giả có khá nhiều máy quay cho phép các nhà khoa học thông qua màn hình có thể nghiên cứu hành vi của người sử dụng ở nhiều tình huống. Những bài nghiên cứu được khởi động từ năm 2008 và Toyota thường xuyên tổ chức những chương kiểm tra thực tế về hành vi của người sử dụng bao gồm: điều làm tài xế xao nhãng, lái xe trong tình trạng mơ ngủ và phản ứng với hệ thống cảnh báo tai nạn.
Hệ thống phanh chủ động (pre-collision braking)
Với chức năng phát hiện phát hiện chướng ngại vật phía trước, Toyota đã tích hợp thêm một máy quay hồng ngoại bên trong cho phép phát hiện và phân biệt giữa người bộ hành và các vật cản khác. Ngoài ra, các cảm biến được đặt xung quanh xe hỗ trợ khá nhiều cho máy quay hồng ngoại trong điều kiệu ánh sáng yếu và hạn chế tầm nhìn.
Thử nghiệm hệ thống phanh tự động trên mẫu xe Hybrid Prius.
Chúng tôi thử nghiệm tính năng này với vận tốc khoảng 25km/h trên mẫu xe Hybrid Prius và một chiếc đuôi xe bằng bìa cứng được đặt trên đường thử nghiệm. Khi hệ thống phát hiện chướng ngại vật trong khi tôi thả hẳn chân phanh thì hệ thống phanh tự kích hoạt và xe nhanh chóng được giảm tốc và dừng hẳn khi còn cách chướng ngại vật khoảng cách. Chúng tôi chưa được thử ở vận tốc lớn hơn 25km/h nhưng tin rằng va chạm với hình nhân cũng có thể xảy ra nhưng lực tác động đã sẽ giảm đi rất nhiều.
Một điều mà chúng tôi thấy rõ ràng sau ngày trải nghiệm tại Higashi-Fuji:Toyota vẫn luôn lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng về những phát sinh có thể xảy ra trên đường và họ luôn không ngừng cải tiến sản phẩm với một hy vọng có thể làm hài lòng khách hàng của mình.
Lê Hùng từ Nhật Bản (Trithucthoidai.vn)
Ý kiến đánh giá