07:00  | 

Sự ngang nhiên của các hãng xe Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia luôn có những lùm xùm xung quanh chuyện bản quyền. Vừa qua, thương hiệu Zotye chính thức bán ra chiếc SR9, mặc cho Porsche đã cố gắng kiện tụng.

Ngang nhiên mở bán công khai

Mới đây, mẫu xe Zotye SR9 đến từ Trung Quốc đã có giá bán, chính thức đến tay người tiêu dùng trong tuần này. Giá bán bắt đầu từ 109.800 đến 162.800 nhân dân tệ (tương đương 16.115 đến 23.900 USD). Nhưng chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như Zotye SR9 trông chẳng khác nào mẫu xe Porsche Macan thực sự. Trong khi, giá bán lại rẻ hơn nhiều. Với số tiền 558.000 nhân dân tệ (83.000 USD) để sở hữu một chiếc Porsche Macan, người dùng có thể mua tới 5 chiếc Zotye SR9. Câu chuyện trên khiến ngay cả trang Carnewschina của người Trung Quốc phải ngán ngẩm bình luận, Zotye SR9 là một bản sao không hơn không kém, nó giống bản gốc đến 85% ngoại thất và 95% nội thất.

Sự ngang nhiên của các hãng xe Trung Quốc a41f726b0841196692791c.jpgKhông khó để nhận ra Zotye SR9 là bản sao của Porsche Macan.

Giữa tháng 6 vừa qua, Porsche cho biết, họ sẽ quyết tâm đâm đơn kiện thương hiệu Zotye về chuyện sao chép. Nhưng kịch bản quen thuộc lại lặp lại. Kiện tụng chẳng đi đến đâu, còn Zotye vừa đã mở bán công khai mẫu xe SR9.

Đối với thương hiệu Zotye, đây chẳng phải là lần đầu. Họ từng ngang nhiên bán ra những bản sao của Audi Q3 (SR7), Volkswagen Tiguan (Damai X5), Audi Q5 (T600) và trong tương lai là Volkswagen CrossBlue Coupe (Damai X7). Qua đó có thể hiểu rằng Porsche thất bại trong việc kiện tụng là điều chẳng khó hiểu.

Đã có rất nhiều người không ngại cho rằng, Zotye là thương hiệu không đáng để tồn tại vì những gì đã làm. Nhưng về phía những người ủng hộ hãng xe Trung Quốc, họ lại cho rằng, sự hiện diện của SR9 là lỗi của Porsche, vì giá của Macan quá đắt. Zotye SR9 ra đời đáp ứng nhu cầu về chiếc xe đẹp, mà vẫn có mức giá hấp dẫn.

Sự ngang nhiên của các hãng xe Trung Quốc landwind-x7-8.jpgLandwind X7 ngang nhiên mở bán hơn một năm về trước.

Diễn biến giữa Zotye SR9 và Porsche Macan tương tự giữa Landwind X7 và Range Rover Evoque hơn 1 năm về trước. Land Rover đâm đơn kiện, rồi sau đó Landwind X7 vẫn mở bán, thậm chí còn tổ chức họp báo ra mắt hoành tráng. Cho đến nay, X7 đã trở thành dòng xe mang về nhiều doanh thu nhất cho Landwind. Mẫu xe này xuất hiện khắp nơi ở Bắc Kinh. Người ta chưa từng thấy nhiều mẫu xe mang thương hiệu Landwind trên đường như vậy trước khi X7 ra đời. Và có vẻ như, SR9 là niềm hi vọng của Zotye để có được một thành công tương tự như "người đồng hương".

Xe nhái có được hợp pháp tại Trung Quốc?

Trung Quốc nổi tiếng với nhiều thứ. Từ kỳ quan Vạn Lý Trường Thành, đội quân đất nung, cho đến đồ ăn và văn hóa rất riêng. Nhưng nhắc đến nền công nghiệp sản xuất xe hơi, thì điều nhớ đến đầu tiên là những chiếc xe nhái kiểu dáng từ các thương hiệu danh tiếng. Vậy tại sao vấn nạn này có thể tồn tại?

Lý do đơn giản nhất để giải thích cho vấn nạn xe nhái đơn giản là nó có giá thành phải chăng đối với thị trường nội địa. Nhiều người Trung Quốc mong muốn một chiếc xe của châu Âu hoặc Nhật Bản, như Land Rover, Mercedes hay Toyota, nhưng họ không đủ tiền. Bởi vậy, những sản phẩm như thế được coi là phiên bản mô phỏng chứ không phải hàng nhái như cách thế giới nghĩ.

Sự ngang nhiên của các hãng xe Trung Quốc a41f726b08411966932023.jpg Sự ngang nhiên của các hãng xe Trung Quốc porsche-macan-2015-1600-82.jpg Ngay cả nội thất cũng bị làm nhái tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, vấn đề thực sự nằm ở luật pháp bảo vệ bằng sáng chế. Ở phương Tây, các nhà phát minh và thiết kế được bảo vệ bằng sáng chế hàng trăm năm, và ai cũng hiểu rằng, bạn không thể đơn giản sao chép một sản phẩm rồi sau đó mang đi bán.

Mọi thứ ngược lại ở Trung Quốc. Khái niệm sở hữu trí tuệ ở nơi đây còn là cái gì đó tương đối mới mẻ. Ví dụ, nếu đăng ký một bằng sáng chế thiết kế ở Anh quốc hoặc Mỹ, bạn phải chứng minh rằng thiết kế của bạn có được nhờ tư duy độc lập ngay từ bản vẽ cho đến thành phẩm qua một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng. Còn ở đất nước đông dân nhất hành tinh, họ không làm điều đó. Tất cả những gì họ làm là kiểm tra bạn đã điền chính xác thông tin trong tờ biểu mẫu đăng ký hay chưa.

Vì vậy, các nhà sản xuất xe nhái có thể đăng ký thiết kế của một mẫu xe phương Tây nào đó chuẩn bị ra mắt ngay tại Trung Quốc như thể là của riêng họ. Tồi tệ hơn, các công ty xe nhái sau đó có thể sẽ khởi kiện ngược lại các nhà sản xuất phương Tây khi sản phẩm từng bị đăng ký trước đó bước vào thị trường Trung Quốc.

Sự ngang nhiên của các hãng xe Trung Quốc geely-ge-limo-live-at-shanghai-auto-show-img-1.jpg

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Việc đăng ký bằng sáng chế ở Trung Quốc dễ dàng, vậy tại sao các nhà sản xuất nước ngoài không làm? Câu trả lời là có, nhưng Trung Quốc sẽ không để một công ty nước ngoài thắng kiện bất kỳ công ty trong nước dưới mọi trường hợp. Nếu một công ty nghĩ rằng thiết kế của họ bị sao chép, họ phải đánh giá những điểm tương quan và tương đồng giữa 2 sản phẩm. Tuy nhiên, điều này là vô cùng khó khăn để chứng minh.

Oliver Tidman, một luật sư của công ty luật sở hữu trí tuệ BRIFFA cho biết, "Hiện tại không có một luật bản quyền quốc tế chung. Nhưng vẫn có những điều ước quốc tế như Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, đòi hỏi các nước công nhận luật sở hữu trí tuệ của nhau". Nhưng có vẻ như công ước nổi tiếng này không có ý nghĩa tại Trung Quốc.

Thế Anh (Trithucthoidai)

Ý kiến đánh giá (2)


Có thể bạn quan tâm