07:00  | 

55% số vụ TNGT với học sinh THPT tại Hà Nội do xe đạp/xe máy điện

Theo kết quả nghiên cứu ATGT của học sinh THPT tại Hà Nội do Ủy ban ATGT quốc gia và hiệp hội các nhà sản xuất xe máy tại Việt Nam thực hiện, trong năm 2016, 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT do xe máy điện và xe đạp điện.

Sáng ngày 26/7 tại Hà Nội, trong buổi lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, giáo sư Chu Công Minh đã thay mặt nhóm nghiên cứu công bố kết quả nghiên cứu về đề tài ATGT của học sinh THPT tại Hà Nội.

55% số vụ TNGT với học sinh THPT tại Hà Nội do xe đạp/xe máy điện dsc-7798-copy.jpg Lễ ký kết hợp tác giữa Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia diễn ra tại Hà Nội.

Năm 2016, tỉ lệ TNGT (vụ/học sinh) của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất (khoảng 0,49-0,5 vụ/học sinh), nghĩa là bình quân cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh va chạm liên quan tới TNGT trong năm 2016. Theo tính toán của nghiên cứu thì có tới 55% các vụ TNGT xảy ra với học sinh THPT là do xe máy điện và xe đạp điện.

Điều đó cho thấy xe máy điện, xe đạp điện là phương tiện đến trường mất an toàn đối với học sinh THPT, đòi hỏi phải được hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường.

Cũng theo nghiên cứu, phần lớn học sinh lớp 9 đi bộ và đi xe đạp tới trường (chiếm 67%), trong khi đó 52% học sinh THPT lại sử dụng xe đạp điện, xe máy điện và 7% đi xe máy trái phép. Sự thay đổi từ phương tiện từ đi bộ và xe đạp sang xe đạp điện và xe máy điện có thể lý giải tại sao học sinh THPT lại chiếm tới 90% các vụ TNGT của trẻ em. Do đây là các loại phương tiện có vận tốc tương đối lớn (25-50 km/h).

55% số vụ TNGT với học sinh THPT tại Hà Nội do xe đạp/xe máy điện dsc-8211-copy.jpg

Tỉ lệ học sinh sử dụng xe buýt là rất thấp, chỉ có 2% học sinh lớp 9 và 4% học sinh cấp 3 sử dụng xe buýt tới trường. Do đó, cần phải có giải pháp khuyến khích học sinh đi xe buýt.Tỉ lệ học sinh đi xe không có gương chiếu hậu rất cao: xe máy điện (81%), xe đạp điện (90%). Điều này tiềm ẩn rủi ro mất ATGT cho học sinh sử dụng xe máy điện và đạp điện khi học sinh rẽ/chuyển hướng ở trên đường.

Sự gia tăng sở hữu của xe đạp điện và xe máy điện của hộ gia đình là một trong nguyên nhân chính khiến tỉ lệ sở hữu xe máy xăng trung bình trên hộ gia đình tại Hà Nội gần như không đổi từ 2.000 (xe/hộ) năm 2014 lên 2.088 (xe/hộ) vào năm 2017.Xét riêng cho hộ gia đình có học sinh cấp 3, tỉ lệ sở hữu xe đạp điện là 0.357 (xe/hộ) và 0.338 (xe/hộ). Số hộ gia đình có học sinh cấp 3 ước tính chiếm 14.56% tổng số hộ gia đình tại Hà Nội.

Số lượng xe đạp điện và máy điện đang gia tăng nhanh chóng đã góp phần không nhỏ vào vấn đề ùn tắc và TNGT ở Thủ đô, vì vậy cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo an toàn cho học sinh nói riêng và cải thiện tình hình giao thông nói chung.

55% số vụ TNGT với học sinh THPT tại Hà Nội do xe đạp/xe máy điện dsc-8210-copy.jpg

Ngoài nguên nhân từ phương tiện di chuyển thì ý thức tham gia giao thông cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT với học sinh THPT tại Hà Nội tăng cao. Đối với nhóm học sinh tự đi xe, ba nguyên nhân TNGT hàng đầu là:

1, chạy xe qua tốc độ (20%)

2, qua đường không đúng cách (18%)

3, chuyển hướng không đúng cách (16%).

Các nguyên nhân này đã biểu lộ vấn đề về kỹ năng điều khiển phương tiện và nhận thức của học sinh THPT. Một số nguyên nhân khác bao gồm không đội mũ bảo hiểm, khi rẽ/chuyển hướng thì đánh giá không đúng vận tốc phương tiện đi tới và không bật tín hiệu xin đường, đi hàng hai, hàng ba; vượt đèn đỏ, phanh gấp, cố  gắng vượt qua nút giao khi đèn vàng.

Một nguyên nhân cuối cùng đó là môi trường tham gia giao thông xung quanh các trường học đang có nhiều vấn đề nổi cộm như thiếu làn dành cho xe đạp, thiếu các biện pháp kiểm soát tốc độ phương tiện cơ giới quanh trường học, vỉa hè đi bộ bị lấn chiếm bởi đỗ xe và kinh doanh hàng quán, thiếu khu vực dành cho xe của phụ huynh đưa đón học sinh.

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có quy định về việc người điều khiển xe đạp điện và xe máy điện phải có chứng chỉ sát hạch kỹ năng lái xe. Dựa trên tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu đề xuất nên có quy chế về độ tuổi được phép điều khiển xe đạp điện, xe máy điện là từ 16 tuổi trở lên. Thêm vào đó, người điều khiển xe đạp điện, xe máy điện cần phải có chứng chỉ cơ bản điều khiển phương tiện. Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy: Tỉ lệ cha mẹ học sinh ủng hộ việc học sinh đi xe máy điện cần phải có chứng chỉ sát hạch kỹ năng lái xe, 68% và 89%.

Johnny (Forum.Autodaily.vn)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm