Xe Đức công nghệ không thể cao hơn xe Nhật. Đọc các bài viết đánh giá xe Đức nhiều công nghệ, xin thưa là các bạn đang hiểu sai hoàn toàn về công nghệ. Sản phẩm cơ khí thì phải so sánh bằng công nghệ luyện kim, chất lượng gia công cơ khí, chứ chẳng ai so sánh bằng chất lượng mấy cái thứ đồ điện tử trang trí trên xe.
Khi nói một sản phẩm cơ khí tốt thì phải đánh giá qua hiệu quả làm việc, khả năng chịu được môi trường khắc nhiệt, đồ bền qua thời gian sử dụng. Nói về những điểm này thì xe Đức thua hoàn toàn xe Nhật.
Kể cả khi bảo dưỡng tốt nhất nhưng xe Đức vẫn không thể bền bằng xe Nhật chạy ngày qua ngày mà quá trình bảo dưỡng không hề phức tạp. Biết được điểm yếu về cơ khí nên các hãng xe Đức "cố nhồi" nhiều công nghệ điện tử vào, (mà mấy công nghệ này thì chỉ là mấy công nghệ đồ chơi, không có xe vẫn cứ chạy tốt) để chiếc xe nhìn có vẻ hiện đại, hào nhoáng rồi bán với giá "cắt cổ".
Bằng chứng là chỉ trên thị trường xe cũ thì xe Nhật luôn giữ giá hơn vì giá trị cốt lõi là động cơ, khung gầm, dẫn động cực tốt, dùng vài năm vẫn bền bỉ nên giá trị còn lại được định giá cao là lẽ đương nhiên. Xe Đức thì động cơ khung gầm dẫn động kém hơn thì chất lượng luyện kim, công nghệ gia công cơ khí cũng kém hơn nên giá trị còn lại thấp, những thứ đồ chơi lúc này hỏng hết vì đã gọi là đồ chơi bền làm sao được, giá trị không còn nên xe rớt giá thảm hại.
Công nghệ luyện kim, chủ yếu là luyện thép, xuất phát từ châu Á. Quê hương của thép là ở Trung Quốc, Nhật Bản, nó thể hiện qua lịch sử luyện kiếm. Những thanh kiếm tốt là sản phẩm của một thành quả luyện kim tốt, muốn kiếm tốt phải có thép tốt. Người châu Âu chẳng qua cũng chỉ là học lại công nghệ luyện kim của người châu Á, chỉ khác là cách mạng công nghiệp ở châu Âu trước châu Á nên ai cũng tưởng thép là ở châu Âu. Nên nói bề dầy về kỹ thuật của Đức hơn Nhật sai hoàn toàn.
Công nghệ luyện kim của Nhật cao hơn Đức đương nhiên sẽ sản xuất ra được những loại thép nhẹ hơn của Đức mà khả năng chịu lực vẫn ngang bằng thập chí hơn. Xe chịu lực tốt thì độ an toàn mới cao thể hiện qua bảng xếp hạng IIHS NHSTA của Mỹ, đa phẩn xe phổ thông Nhật đều chiếm vị thế cao hơn so với xe sang Đức chứ đừng nói xe sang Nhật. Còn bảng xếp hạng châu Âu qua vụ Volkswagen thì không còn đang tin cậy nữa
Vì công nghệ luyện kim kém cho nên các hãng xe Đức chỉ dám sản xuất những loại xe unibody để cho xác xe nhẹ nhưng vẫn nặng hơn xe Nhật, còn xe Nhật vẫn nhan nhãn loại body-on-frame. Một chiếc body-on-frame như Toyota Land Cruisser thì đối đầu trực tiếp với chiếc unibody như Mercedes GLS thì đảm bảo chiếc GLS tan nát. Nhưng vì để giảm giá thành tăng lợi nhuận, các hãng xe Đức đã bỏ qua hết. Giá trị cốt lõi của xe Nhật vẫn còn thậm chí tăng lên, xe Đức bị giảm đi. Xe Nhật bán tại Việt Nam có thể cắn xén thì xe Đức bán tại Việt Nam cũng chẳng được trang bị đầy đủ.
Còn công nghệ hộp số. Thì hộp số CVT của Nhật quá tốt, các hãng xe Đức không cạnh tranh nổi quay trở lại công nghệ hộp số tự động và ly hợp kép, nhưng vì giá trị cốt lõi không bằng nên hộp số ly hợp kép của Mercedes/BMW/Audi/Porsche cũng chỉ mới lên được 7 cấp, trong khi chiếc Acura NSX đã được trang bị hộp số ly hợp kém 9 cấp. Còn hộp số tự động thì BMW, Audi vẫn đang sử dụng hộp số 8 cấp, Mercedes khá hơn - 9 cấp.
Các dòng xe phổ thông của Nhật như Toyota Camry, Highlander cũng đã 8 cấp, còn những dòng xe sang Lexus đã lên được 10 cấp, cá biệt Honda Accord đời mới cũng dùng hộp số 10 cấp. Công nghệ Nhật lại đi trước công nghệ Đức
Xe Đức đắt hơn vì đã đổ quá nhiều tiền vào công nghệ như F1, dàn đại sứ thương hiệu đắt tiền. Nói tóm lại, 10 đồng mua xe Nhật thì bạn được 99,99% giá trị cốt lõi, còn lại 0.01% chi phí quảng cáo. Còn xe Đức 10 đồng chỉ đang giá 4 đồng còn lại 6 đồng danh hão.
Hiện, 3 trong 6 hãng xe lớn nhất thế giới là của Nhật, còn Đức chỉ có một đại diện. Người tiêu dùng thế giới họ đủ thông thái để biết đâu là hàng tốt, đâu là hàng lởm.
Theo độc giả Nguyễn Khánh Dương (VnExpress)
Ý kiến đánh giá (1)