07:51  | 

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế

Trong số những hãng xe bán chạy nhất tại đất nước tỷ dân, ngoài các tên tuổi nổi tiếng được nhiều người biết đến, còn có rất nhiều thương hiệu nội địa Trung Quốc.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng đang chậm lại song ngành công nghiệp ô tô vẫn là đầu tàu chính trong động lực kinh tế Trung Quốc. Kể từ năm 2015, Trung Quốc là đất nước sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới, chiếm gần 25% tổng sản lượng xe toàn cầu.

Số lượng người có bằng lái ô tô tại quốc gia này cũng tiếp tục tăng. Hiện tại, số lượng tài xế sở hữu giấy phép lái xe hợp lệ đang gấp đôi lượng xe đang lưu thông. Điều đó cho thấy thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng.

Năm ngoái, tổng cộng 24,72 triệu xe chở khách và 4,16 triệu xe thương mại đã được bán ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng xe nào có thị phần lớn nhất tại quốc gia đông dân số 1 trên thế giới này? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những tên tuổi sản xuất xe hơi lớn nhất tại Trung Quốc, được xếp hạng dựa trên số lượng xe bán ra vào năm 2017.

Vị trí 1 - Volkswagen – 3,14 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế volkswagen-group-sales-jump-51-in-june-backed-by-europe-and-china-3.jpg

Vị trí dẫn đầu mà Volkswagen thiết lập tại đất nước đông dân nhất thế giới là một điều không cần phải bàn cãi. Bởi vì ngay từ những năm 1980 của thế kỷ trước, Volkswagen đã sản xuất nhiều mẫu xe dành riêng cho thị trường Trung Quốc thông qua các liên doanh khác nhau.

Một trong những thành công lớn hãng đạt được là sự phổ biến của hai mẫu xe - Lavida và Phideon. Vì xe máy dầu không thịnh hành tại Trung Quốc nên vụ bê bối Dieselgate cũng không ảnh hưởng đến doanh số VW tại thị trường này. Thị phần của VW ở Trung Quốc xấp xỉ 13%.

Vị trí 2 - Honda – 1,42 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế honda-xr-v-china.jpg

Mức tăng trưởng hàng năm của Honda tại Trung Quốc vào khoảng 18,5%. Với đà phát triển này, viễn cảnh Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ xe lớn nhất của Honda sẽ không còn xa. Cụ thể trong năm 2017, kết quả tương quan giữa hai bên là 1,42 và 1,49 triệu chiếc với phần thắng tạm thời vẫn nghiêng về Mỹ.

Vị trí 3 - Geely – 1,25 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế geely-gc9-2015-r21.jpg

Không những là chủ sở hữu của Volvo và hãng xe thể thao Anh quốc Lotus, những chiếc xe của tập đoàn Geely còn có thể giành được một thị phần lớn trên chính quê nhà. Doanh số tăng mạnh trong năm vừa qua, lên đến 61% đã giúp thị phần Geely tại Trung Quốc lần đầu tiên vượt quá con số 5%.

Vị trí 4 - Buick – 1,22 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế 2016-buick-verano-china-06.jpg

Buick chứ không phải Opel – đó chính là quyết định của General Motors dành cho thị trường Trung Quốc trong thập niên 1990 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, các khách hàng Trung Quốc đã nhận được rất nhiều sự tinh tế từ Opel. Chẳng hạn như, Buick Regal GS thực sự là một chiếc Opel Insignia chỉ khác mỗi lô-gô.

Vị trí 5 - Toyota – 1,14 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế toyota-new-front-unveiled-corolla-hybrid-in-china-91319.jpg

Doanh số dòng crossover tại Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm 2017, với sự vượt trội 13% so với năm trước đó. Có vẻ như chỉ là vấn đề thời gian trước khi SUV thay thế các dòng sedan cỡ nhỏ để trở thành phân khúc xe phổ biến nhất.

Toyota là một trong những thương hiệu sở hữu dòng SUV mạnh nhất, qua đó giúp công ty tăng doanh số tại Trung Quốc gần 7% so với năm 2016.

Vị trí 6 - Nissan – 1,12 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế lannia1.jpg

Số liệu bán hàng tại Trung Quốc được thống kê trong bài viết này chỉ bao gồm những mẫu xe thực sự sản xuất tại Trung Quốc. Xe nhập khẩu tại đây chiếm một phần nhỏ bởi chúng có giá cả cực đắt do thuế nhập khẩu cao. Với Nissan, hãng đã giải bài toán trên bằng việc xây dựng chiếc SUV Kicks hạng compact trong một liên doanh với Dongfeng.

Vị trí 7 - Changan – 1,06 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế chang-gan.jpg

2017 không phải là một năm tuyệt vời với Changan bởi doanh số của thương hiệu này đã sụt giảm 8%. Tuy nhiên, công ty đang mở bán một thế hệ mới của các mô hình với nhiều đặc trưng mang đậm tính châu Âu nhằm cải thiện kết quả.

Vị trí 8 - Baojun – 1,02 triệu chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế baojun-530-gm-china-suv-5.jpg

Cùng với Geely, Baojun là một trong những hãng xe nội địa Trung Quốc đạt được nhiều thành công trong năm 2017. General Motors và SAIC – một công ty xe hơi tại Thượng Hải là chủ sở hữu chính của Baojun. Nhờ sở hữu danh mục sản phẩm mới và hấp dẫn, chẳng hạn mẫu xe 510 SUV, thương hiệu này đã có thể tăng doanh số bán hàng của mình trong năm 2017 lên 34%.

Vị trí 9 - Haval – 849.554 chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế haval-h7-1.jpg

Haval – thương hiệu xe SUV của tập đoàn Van Lý Trường Thành Trung Quốc đã chịu đựng nhiều thất bại trong năm 2017. Thống kê doanh số cho thấy một sự sụt giảm hơn 9% vào năm ngoái.

Mặc dù ra đời với mục tiêu trở thành hãng sản xuất SUV hàng đầu thế giới, có đủ khả năng vượt quả cả Land Rover lẫn Jeeep song Haval hiện vẫn ở phía sau các đối thủ đến từ phương Tây.

Vị trí 10 - Ford – 839.815 chiếc

Thị trường xe Trung Quốc: Hãng nội địa ‘ngang cơ’ hãng quốc tế 2015-ford-escort-boosts-china-sales-almost-20-in-january-92472-1.jpg

Doanh số 2017 của Ford tại thị trường Trung Quốc đã sụt giảm gần 12% so với năm 2016. Các mẫu xe chở khách và hàng hóa được thiết kế đặc biệt như Escort dù được nâng cấp song đã không còn bán chạy nữa. Nguyên nhân có thể đến từ việc thị trường đang dồn sự chú ý đến dòng SUV.

diep_pn (forum.autodaily.vn)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm