Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:42
15:22 |
Ford công bố báo cáo xu thể toàn cầu năm 2020
“Sự cô đơn”, “bất định” và “tầm quan trọng của niềm tin” là những cụm từ khóa có thể đem lại những cơ hội cho các doanh nghiệp và khách hàng trong tương lai theo báo cáo toàn cầu năm 2020 của Ford.
Trong Báo cáo xu thế thường niên lần thứ 8 “Hướng tới tương lai cùng Ford" vừa được công bố, tập đoàn Ford Motor đã chỉ ra rằng niềm tin là một chủ đề nổi trội trên toàn cầu, đồng thời, tìm kiếm các giải pháp giúp các công ty lấy lại niềm tin từ khách hàng.
“Tốc độ thay đổi trên toàn cầu đang có xu thế gia tăng - theo đó, niềm tin đối với các tổ chức, nhãn hàng, thậm chí là con người cũng khiến chúng ta cảm thấy choáng ngợp.” - Bà Sheryl Connelly, Giám đốc Toàn cầu về Xu thế Người tiêu dùng và Dự đoán tương lai của Ford chia sẻ.
“Người tiêu dùng muốn tin rằng các công ty đang thực hiện những điều đúng đắn, nhưng đồng thời các công ty cũng cần cung cấp cho họ một lý do chính đáng để được người tiêu dùng tin tưởng. Tại Ford, chúng tôi vẫn tập trung vào việc cải thiện cuộc sống người tiêu dùng và cộng đồng xung quanh họ, điều này giúp duy trì mối quan hệ tin cậy, giúp đôi bên cùng phát triển.”
Khảo sát tại 14 quốc gia trên khắp Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và Trung Đông cho thấy trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới niềm tin của con người, trong đó bao gồm: quan hệ với người thân quen, với cộng đồng, với chính quyền và các doanh nghiệp… Bên cạnh đó, trong báo cáo cũng nói đến các xu thế tiêu dùng khác, bao gồm:
Cô Độc: Đã trở thành một “dịch bệnh” trên toàn cầu, sự cô đơn thể hiện phổ biến ở những người trẻ tuổi. 62% thế hệ Z trên toàn cầu thừa nhận rằng họ thường xuyên cảm thấy cô đơn và 50% thừa nhận rằng họ cảm thấy cô đơn thậm chí khi ở cạnh những người khác.
“Tảng Băng Chìm”: Xã hội đang ngày càng quan tâm đến những yếu tố đem đến niềm tin cho người tiêu dùng. Chính người tiêu dùng cũng muốn tin rằng các doanh nghiệp đang thực hiện những điều đúng đắn, nhưng họ vẫn cần bằng chứng rõ ràng để thực sự đặt niềm tin vào doanh nghiệp. 67% người trưởng thành trên toàn cầu đồng ý rằng: “Một khi một thương hiệu đã làm mất lòng tin của tôi sẽ không thể lấy lại được.”
Kêu Gọi: Nhiều người đang yêu cầu các thương hiệu chuyển từ tư duy dựa trên sản phẩm sang tư duy dựa trên giá trị - tuy điều này không ảnh hưởng thường xuyên đến quyết định mua của khách hàng. 59% người trưởng thành trên toàn cầu nói rằng họ quan tâm đến việc mua hàng thuận tiện hơn là giá trị thương hiệu.
Kỳ Vọng Lớn: Khi thương mại điện tử phát triển, thì kỳ vọng vào các thương hiệu cũng ngày càng cao. 67% người trưởng thành trên toàn cầu đồng ý rằng “Tôi có kỳ vọng cao hơn đối với các thương hiệu so với trước đây.”
Nghịch Lý Xanh: Trên toàn thế giới, người tiêu dùng ngày càng lo lắng về biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự lo ngại đó không chuyển biến thành hành động: Trong số những người chưa thay đổi thói quen của họ (để giúp chống lại biến đổi khí hậu) thì 64% thừa nhận rằng họ cảm thấy hành động của cá nhân mình cũng không thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong việc chống biến đổi khí hậu.
Các Vấn Đề Về Bản Sắc: Các cuộc hội thoại và ngôn ngữ về bản sắc đang phát triển. Cụ thể hơn, bản sắc được xây dựng từ cả hai thuộc tính hữu hình và vô hình, như giới tính, nguồn gốc, tôn giáo và hơn thế nữa. Chỉ có 67% người trưởng thành trên toàn cầu hiểu khái niệm đa giới tính.
Cơ Hội Thứ Hai: Ngày càng có nhiều công ty chuyên về “tái sử dụng” trên toàn cầu đã hiện đại hóa việc mua sắm đồ cũ. Cùng với đó phong trào tái thương mại (re-commerce) cũng đang gia tăng đối với những người mua sắm sành điệu và am hiểu thị trường, thổi sức sống mới vào các sản phẩm thời trang, thiết bị, điện tử, đồ gia dụng và các mặt hàng khác đã qua sử dụng. 60% những người trưởng thành trên toàn cầu đồng ý rằng họ thoải mái hơn khi mua các mặt hàng đã qua sử dụng so với 5 năm trước.
Trang Nguyễn (forum.autodaily.vn)
Ý kiến đánh giá