Chủ Nhật, 19/01/2025 | 06:04
15:18 |
Fiat tự tin vì có "chống lưng"
Chính trị đang đóng một vai trò ngày càng lớn đối với các nhà sản xuất ôtô quy mô lớn có liên quan. Ai nắm cương được chính trị, người đó sẽ dẫn đầu trò chơi kinh tế.
Gói cứu trợ cho GM và Chrysler được khởi xướng bởi Tổng thống đảng Cộng hòa George W. Bush và được thực hiện bởi người kế nhiệm đảng Dân chủ tại Nhà trắng Barack Obama được xem như một quyết định mang màu sắc chính trị nhiều hơn là kinh tế.
Hầu hết các chính phủ châu Âu đang phải đối mặt với cùng một vấn đề do cuộc khủng hoảng nợ khiến thị trường xe hơi sụt giảm. Pháp đã hỗ trợ tài chính cho PSA Peugeot Citroen còn Italia tất nhiên vô cùng lo lắng cho đứa con cưng của mình là Fiat khi các nhà máy tại Italia của hãng này đang chạy dưới công suất tối thiểu vì không có nhu cầu để đáp ứng và có thể sẽ bị buộc phải đóng cửa một số trong đó.
Các chuyên gia ô tô tin rằng điều này là không thể tránh khỏi. Đội ngũ phân tích của ngân hàng Deutsche nói rằng việc xây dựng hai chiếc SUV mới, một cho Fiat và một cho Jeep tại nhà máy Melfi là không đủ. Để hòa vốn, Fiat nên đạt được 700 nghìn chiếc xe mỗi năm – tương đương hơn gấp đôi nhà máy Mirafiori ở Torino, với công suất hàng năm là 300 nghìn chiếc.
Và ngành công nghiệp ôtô hiện giờ không khác gì một sân chơi chính trị. Tháng chín năm ngoái, giám đốc điều hành Fiat-Chrysler Sergio Marchionne đã gặp gỡ với thủ tướng Ý Mario Monti và cam kết rằng ông sẽ không đóng cửa bất cứ hoạt động nào tại đất nước này.
CEO Fiat tin rằng các sản phẩm cao cấp sẽ cứu rỗi ngành ô tô Ý
Marchionne không phải là kẻ ngốc, chính ông trực tiếp biết rằng các nhà máy lắp ráp đang làm tổn hại công ty của mình nhiều hơn nữa với mỗi ngày trôi qua. “Việc hoạt động dưới công suất gây ra cho chúng tôi những tổn thất to lớn tại châu Âu nhưng nó sẽ không tồn tại lâu”, Marchionne phát biểu vào ngày 20 tháng 12 trong một sự kiện tại nhà máy Melfi.
Tuy nhiên, Marchionne cũng đã có một kế hoạch mà ông tin rằng sẽ bảo toàn công ty. “Có những khoảnh khắc để bắt đầu một trang mới và bắt đầu từ đầu. Chúng tôi đã quyết định chuyển đổi từ sản xuất xe hàng loạt và cạnh tranh trong thị trường cao cấp”.
Thay vì cắt giảm lượng sản xuất 700 nghìn chiếc tại châu Âu như ngân hàng Deutsche đề xuất, Marchionne dự định thúc đẩy thêm 750 nghìn chiếc, lên 2 triệu trong 4 năm tới với các mô hình cao cấp cung cấp cho các thị trường Mỹ, Trung Quốc và Nga sẽ chiếm 15% trong tổng số.
Những gì mà Marchionne đang làm ít hay nhiều được sao chép nội dung trong cuốn sách VW. Những thương hiệu cao cấp đến từ nước Đức như Porsche, Audi, Bentley đang tạo ra một nửa lợi nhuận cho hãng. Tương tự, ông đã lên kế hoạch cho 19 mô hình mới hoặc tái thiết kế để sản xuất tại Italia cho đến năm 2016, trong đó có 9 chiếc Alfa Romeo và 6 chiếc Maseratis.
“Có cơ hội dài hạn đáng kể”, Casesa, giám đốc quản lý cấp cao của ngân hàng đầu tư tại Guggenheim Partners nói với tạp chí tin tức Bloomberg. “Có những dự án 20 năm. Đó là 3 hoặc 4 hay 5 chu kỳ sản xuất và bạn phải luôn hoàn thành tốt”.
Giuseppe Berta, giáo sư tại đại học Bocconi, Milan người đã viết một số cuốn sách về Fiat, tin rằng chính trị có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chiến lược. “Nếu động thái chuyển đổi là đúng, những bất ổn chính trị sẽ đè nặng lên kế hoạch của Marchionne. Nó có thể là không tránh khỏi đối với các nhà sản xuất ô tô Ý để giảm công suất tại đất nước này”.
Đóng cửa một nhà máy sẽ tiêu tốn khoảng 600 triệu EURO. Nó cũng có thể dẫn đến những cuộc đình công và châm ngòi cho tình trạng bất ổn trong nước. Việc phải đối mặt với nó là điều cuối cùng bất cứ một chính phủ nào mong muốn, đặc biệt khi nhìn nhận tình trạng châu Âu hiện nay.
Do đó, Marchionne sẽ tiếp tục với kế hoạch của mình và có sự hậu thuẫn của các chính trị gia. Và tất cả đều chờ đợi rằng liệu nó có mang lại kết quả tài chính như ông mong đợi.
Ngọc Điệp (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá