Thứ Bảy, 18/01/2025 | 17:51
08:48 |
Mũ bảo hiểm xe máy bắt nguồn từ đâu?
Mũ bảo hiểm – thứ mà chúng ta đội hằng ngày khi đi môtô hay xe máy cũng có một lịch sử hết sức thú vị. Vậy nó bắt nguồn từ đâu, và ra đời khi nào?
>> 70% người dân đội mũ bảo hiểm “đểu”
Cái chết của một người nổi tiếng
Trung tá Thomas Edward Lawrence, thường được gọi là T. E. Lawrence, là một sĩ quan Quân đội Anh nổi tiếng vì vai trò của ông trong Cuộc nổi dậy của Ả Rập chống sự thống trị của Đế quốc Ottoman - Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm 1916 - 1918.
T. E. Lawrence là một vị anh hùng trên chiến trận
Ông được xem là người lãnh đạo chiến tranh du kích nổi danh nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và là bậc thầy của phương thức "đánh và chạy" nhằm quấy rối và giam châm quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc đời hoạt động rộng rãi và phong phú của ông được mô tả sinh động trong các trang viết của chính ông đem lại cho ông danh tiếng "Lawrence xứ Ả Rập", một cái tên phổ biến rộng rãi nhờ bộ phim năm 1962 dựa trên cuộc đời ông.
Năm 1935, T. E. Lawrence lái chiếc Brough Superior SS100 đã gặp tai nạn trên một đoạn đường hẹp gần ngôi biệt thự của ông tại Wareham. Nguyên nhân của vụ va chạm là do một chiếc hố trên đường đã khiến ông không nhìn thấy hai đứa trẻ đang đạp xe đến gần. Chuyển hướng để tránh chúng, Lawrence đã mất lái và văng ra khỏi xe.
Cuộc đời ông kết thúc bằng một tai nạn đáng tiếc
Vì thời kỳ đó không có khái niệm “mũ bảo hiểm” nên ông bị chấn thương sọ não nặng và rơi vào trạng thái hôn mê. Ông từ trần sau 6 ngày sau, 19/05/1935. Chỗ tai nạn ngày nay được đánh dấu bằng một tấm biển tưởng niệm nhỏ bên đường. Người lính từng vào sinh ra tử, từng nổi tiếng trên nhiều chiến trận đã tử nạn chỉ vì một cú ngã mà đầu ông không được bảo vệ.
Ca tử vong của ông được nghiên cứu kỹ. Một trong số các bác sĩ đã chăm sóc cho ông là nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns. Ông bị ấn tượng mạnh bởi tai nạn, và sau đó tiến hành một nghiên cứu lâu dài về sự vong mạng không đáng có của Lawrence, bởi sự thiếu trang bị cho người lái xe dẫn tới chấn thương ở đầu. Nghiên cứu của Hugh đã dẫn tới việc sử dụng mũ bảo hiểm trong khi lái xe môtô quân sự lẫn dân sự sau đó và kéo dài cho tới ngày nay.
Các bộ luật và tiêu chuẩn
Mũ bảo hiểm có thể giảm đáng kể số ca chấn thương và tử vong trong các vụ tai nạn, vì vậy rất nhiều quốc gia đã đưa ra những bộ luật bắt buộc người lái môtô phải đội chúng. Những bộ luật này áp dụng cho rất nhiều loại xe khác nhau, từ mobylette đến các dòng môtô dung tích nhỏ khác. Tại một số nước, điển hình như Mỹ, một số tay lái không đồng ý với bộ luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm, do đó không phải bang nào cũng áp dụng nó.
Mũ bảo hiểm ở Mỹ phải đạt tiêu chuẩn DOT
Trên toàn thế giới, rất nhiều quốc gia đã đưa ra những tiêu chuẩn riêng dùng để đánh giá hiệu quả của mũ bảo hiểm môtô trong trường hợp xảy ra tai nạn đồng thời xác định tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được. Một trong số đó phải kể đến: AS 1698 (Australia), NBR 7471 (Brazil), CSA CAN3-D230-M85 (Canada), SNI (Indonesia), JIS T8133 (Nhật Bản), NZ 5430 (New Zealand), IS 4151 (Ấn Độ), ECE 22.05 (Châu Âu), DOT FMVSS 218 (Mỹ).
Tổ chức Snell Memorial đã phát triển những qui định hà khắc hơn và kiểm tra quá trình sản xuất mũ bảo hiểm dùng trong các cuộc đua cũng như nhiều hoạt động khác (ví dụ như đua xe hơi, xe đạp, đua ngựa…).
Tem dán chứng nhận đạt tiêu chuẩn Snell phía trong mũ bảo hiểm
Nhiều tay lái sống tại Bắc Mỹ đã coi giấy chứng nhận Snell như thước đo tiêu chuẩn khi mua mũ bảo hiểm. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng các tiêu chuẩn do Snell đưa ra đặt nhiều trọng lực lên đầu người lái hơn tiêu chuẩn của Bộ giao thông Hoa Kỳ (DOT). Tuy nhiên, tiêu chuẩn của DOT không kiểm tra miếng chắn cằm như Snell (và ECE). Người lái đương nhiên sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu sử dụng một chiếc mũ bảo hiểm đáp ứng được một trong hai tiêu chuẩn còn hơn là không đội.
Tại Anh, Hiệp hội Auto-Cycle (ACU) lại đề ra một tiêu chuẩn dành cho mũ bảo hiểm đua nghiêm ngặt hơn ECE 22.05. Chỉ những chiếc mũ bảo hiểm có dán nhãn vàng ACU mới được phép sử dụng trong các cuộc đua hoặc mùa giải. Nhiều tay lái tại Anh chọn mũ bảo hiểm dán nhãn vàng ACU ngay cả khi chạy trên phố.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia CR ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mức chất lượng của mũ bảo hiểm gắn dấu CS (theo Tiêu chuẩn Việt Nam) trước đây và gắn dấu CR (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) hiện nay là như nhau, nhưng quá trình đánh giá để được gắn dấu là khác nhau.
Thế Đạt (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá