Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:32
09:52 |
Châu Âu - khu vực thảm họa của các hãng ôtô
Các hãng sản xuất xe hơi ở lục địa già đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn, từ những công đoàn khó tính của châu Âu cho đến vấn đề sụt giảm nhu cầu.
>> Ford chống lại thế độc tôn của xe Nhật ở thị trường Đông Nam Á
>> Thị trường Mỹ tháng 5: Nissan chứng tỏ phong độ và đẳng cấp
Các hãng sản xuất ôtô châu Âu đang cầu nguyện từng ngày từng giờ, chờ mong ánh mặt trời sẽ nói với họ rằng thị trường tồi tệ nhất trong lịch sử có thể sẵn sàng cải thiện. Một lần nữa, điều kỳ diệu lại chẳng xảy ra vào tháng Năm, khi doanh số của tháng này thấp nhất trong cùng kỳ kể từ năm 1993. Các đơn đăng ký ôtô đã giảm 5,9% so với năm ngoái xuống còn 1,04 triệu chiếc.
Nhu cầu sụt giảm
Điều tồi tệ hơn vẫn còn tiếp diễn. Các nhà phân tích đang cho rằng mọi thứ sẽ không chuyển biến tốt hơn ở châu Âu trong một thời gian dài do đổ vỡ niềm tin của người tiêu dùng. Alix Partners của Southfield, Mich báo cáo trong một nghiên cứu mới đây cho hay việc mua xe trên lục địa già có thể không được cải thiện cho đến năm 2019.
Các điều kiện kinh tế, chính trị có ảnh hưởng to lớn đến ngành công nghiệp này, do nhu cầu yếu ớt đối với xe cộ đã đẩy công suất sử dụng của các nhà máy xuống mức thấp chưa từng thấy trong hơn nửa thế kỷ qua. Các chính phủ đã chi hàng tỷ đô la dành cho những chính sách ưu đãi để thúc đẩy mua hàng và hiện nay phải đấu tranh với vấn nạn sa thải do sự nhàn rỗi đang tồn tại trong các nhà máy.
Châu Âu đang sa lầy trong khủng hoảng
PSA Peugeot, Fiat, Renault, Opel – được sở hữu bởi General Motors (GM) – và Ford (F) đặc biệt chịu ảnh hưởng một cách nặng nề cùng với các nhà máy ở miền nam châu Âu. Các hãng ôtô như BMW, Daimler và Volkswagen – phát đạt trong các thị trường mới nổi toàn cầu và bán hàng cho những người mua cao cấp, cho đến nay đã tránh được nỗi đau tài chính tệ hại nhất trong lịch sử.
Dieter Zetsche, giám đốc điều hành Daimler, đã cố gắng giấu đi nỗi sợ hãi trên cương vị của mình tại công ty sản xuất những chiếc xe hơi Mercedes Benz. Ông chia sẻ với tạo chí Financial Times tuần trước rằng: “Chúng tôi đang cảm thấy sự thôi thúc tăng trưởng, nhưng chúng lại đến từ những sản phẩm mới của chúng tôi. Trong những tháng cuối cùng, chúng tôi đã có tốc độ tăng trưởng tích cực đáng kể trong các thị trường khó khăn”.
Le lói hy vọng
Đất nước duy nhất đi ngược lại xu hướng của châu Âu là Anh quốc, nơi doanh số bán xe ôtô tăng 11% trong tháng Năm. Hiện tượng này có thể được lý giải bởi nước Anh đã lựa chọn không tham gia đồng tiền chung châu Âu, chính vì vậy đã tránh được những khó khăn kinh tế của châu lục này.
Giả thuyết về những gì có thể kéo niềm tin tiêu dùng trở lại và phải làm gì để công chúng cảm thấy phấn khích hơn xuất hiện nhan nhản. Một là cuộc bầu cử của Đức vào mùa thu năm nay, trong đó thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba, đọ sức chống lại một ứng cử viên đang nói về sự bất bình đẳng giàu có. Trong trường hợp chính phủ cánh tả và thuế cao hơn, chúng ta có thể kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế có thể được hồi phục lại.
Anh quốc - Điểm sáng duy nhất ở châu Âu
Bởi vì Đức luôn được coi là công cụ tăng trưởng tài chính của châu Âu, cho nên bất cứ nghi ngại nào về tương lai kinh tế của đất nước này có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến các láng giềng, đặc biệt là những quốc gia ở phía nam, nơi khủng hoảng tài chính diễn ra mãnh liệt nhất.
Sự cứng rắn trong chính sách
Châu Âu nổi tiếng với độ cứng rắn trong sản xuất. Các nhà sản xuất ôtô phàn nàn rằng quy định của chính phủ và liên bang châu Âu đã trói tay họ, không cho họ đủ cơ hội để đóng cửa các nhà máy, sa thải công nhân hoặc cắt giảm sản lượng khi nhu cầu giảm. Không ngạc nhiên, một số hãng như GM và Peugeot Citroen đã hợp tác để cắt giảm chi phí và rủi ro.
Alan Mullaly, giám đốc điều hành Ford, cho biết trong tuần này tại Ấn Độ rằng Ford sẽ xuất khẩu mạnh mẽ hơn từ đất nước này tới châu Âu. Ford có kế hoạch xuất khẩu chiếc crossover nhỏ EcoSport từ một nhà máy ở Chennai vào cuối năm nay.
Động thái hàng đầu trong thời buổi nhu cầu kinh tế yếu kém, các hãng sản xuất ô tô đang chiến đấu để thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trẻ tuổi, những người không còn đánh giá xe hơi như những biểu tượng trạng thái của mình. Đó là lý do tại sao hệ thống thông tin giải trí hàng đầu đang trở nên quan trong đối với việc bán xe, có lẽ là nhiều hơn nhiều so với sức mạnh và khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Ngọc Điệp (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá