07:09  | 

Ford và 100 năm phát triển dây chuyền lắp ráp di động (1)

Ngày 7 tháng 10 năm 1913, lấy cảm hứng từ các lò giết mổ gia súc ở Chicago và Cincinnati, các kỹ sư của Ford đã chế tạo thành công một hệ thống kéo để dịch chuyển khung Model T trên sàn của một nhà máy ở Highland Park, bang Michigan nhằm tăng tốc độ lắp ráp xe.

>> 2 công nghệ tiên tiến trên xe Ford trong tương lai

Sự thay đổi mang tính sáng tạo bước ngoặt này đã giúp Ford giảm đáng kể chi phí và thời gian lắp ráp một chiếc xe, mở đường cho hàng loạt đợt tăng sản lượng và mở rộng thị trường sau này. Đầu năm 1914, nhà máy đầu tiên của Ford đã chính thức đưa dây chuyền lắp ráp di động này vào mô hình sản xuất, đánh dấu cho một chặng đường 100 năm ý chí sáng tạo và cải tổ - cho tới tận ngày hôm nay.

Đây là dây chuyền lắp ráp di động đầu tiên của Ford, tại một nhà máy ở Highland Park, bang Michigan - đơn giản hóa quy trình sản xuất model T của Ford từ hơn 3.000 chi tiết xuống chỉ còn 84 bước, được thực hiện dễ dàng bởi một nhóm công nhân lành nghề.

Ngày 07 tháng 10 năm 1913, các kỹ sư của Ford đang lắp ráp trên một dây chuyền di động tương đối thô sơ tại nhà máy Highland Park. Đó là một hệ thống chỉ bao gồm một tời máy và một sợi dây thừng kéo dài trên sàn nhà. Vào ngày hôm đó, 140 công nhân lắp ráp đứng dọc dây chuyển dài 150 feet và chứng kiến tận mắt mô hình lắp ráp di động đầu tiên trong lịch sử.

Theo quy trình lắp ráp mới, thời gian lao động của người công nhân từ hơn 12 tiếng đồng hồ đã giảm xuống còn khoảng 3 tiếng đồng hồ. Năm 1916, số lượng Model T được xuất xưởng đã tăng lên 585.388 chiếc, và giá bán giảm xuống còn 360 USD.

Mẫu xe tải AA đầu tiên lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp tại nhà máy Dagenham, Anh Quốc vào năm 1931.

Model T được lắp ráp tại Trafford Park, Anh Quốc chỉ mất chưa đầy 24 giây. Lúc này là năm 1927 và số lượng Model T của Ford được tiêu thụ trên khắp thế giới đã là 15 triệu chiếc, chiếm một nửa tổng số xe được bán trên thị trường.

Một nhà máy của Lincoln năm 1932.

Năm 1936, hình chụp tại một nhà máy của Ford ở Dallas, Texas. Không riêng tại Mỹ, quy mô và hình thức sản xuất kiểu này được Ford cho mọc lên trên khắp thế giới.

Một dây chuyền lắp ráp của Ford vào năm 1940.

Năm 1941, thân xe ôtô có những thay đổi mang tính cách mạng, khiến quá trình lắp ráp di động của Ford bị tăng tính phức tạp và gặp chút ít khó khăn.

Dây chuyền sản xuất cỡ lớn của Ford vào năm 1946.

Mẫu Mercury xếp thành hàng dài sau khi ra khỏi dây chuyền lắp ráp, năm 1946.

Trong những năm 1950, dây chuyền sản xuất tại nhà máy của Ford ở Dagenham, Anh Quốc cho thấy con người vẫn phải tham gia khá nhiều vào quá trình lắp ráp.

(Còn tiếp ...)

Phan Liên (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm