Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:39
07:30 |
Tại sao Carlos Ghosn muốn Renault và Nissan có CEO riêng?
Vị lãnh đạo của Renault-Nissan hy vọng sẽ tìm được hai người để nối gót khi ông rời vị trí CEO của Renault và Nissan.
Trong bài phỏng vấn với tờ Automotive News Europe, Carlos Ghosn chia sẻ trường hợp một mình ông phải gánh vác quản lý hai công ty cùng lúc là hy hữu do không có lựa chọn nào khác vào thời điểm nhận trách nhiệm. “Tôi sẽ không khuyên bất cứ ai làm như những gì tôi đang làm bây giờ. Chịu trách nhiệm hai công ty cùng lúc và đi đi về về giữa hai đất nước vô cùng mệt mỏi. Tôi đã phải làm vì không còn lựa chọn nào khác. Tôi bị buộc phải đặt mình vào vị trí đó vì điều này đã tạo ra những ích lợi rõ ràng cho liên minh”.
Carlos Ghosn: Nên tránh việc chỉ có một CEO trong tương lai nhưng cũng không có lý do gì để thay đổi cổ phần chéo giữa các công ty.
Trong một bài nói chuyện khác với tờ Automotive News, ông muốn người kế nhiệm là một người Nhật để nối tiếp những thành công của ông ở Nissan. “Điều đó trở thành biểu tượng rồi , chúng tôi luôn có rất nhiều những tài năng Nhật Bản”.
Ông cũng không hoàn toàn từ chối khả năng chỉ có một người kế nhiệm vì theo ông đó phải là quyết định của ban lãnh đạo và các cổ đông . “Tôi nghĩ chúng ta không chỉ nên nhằm vào một lựa chọn nhưng nếu chúng ta phải tránh việc một vị trí cho hai công ty, rõ ràng là tôi sẽ kiến nghị điều này”.
Renault đã có cổ phần trong Nissan trong 15 năm qua. Hiện nay số cổ phần là 43,4%. Khi được hỏi liệu có lợi ích tăng giảm giữa các cổ đông, Ghosn chia sẻ: “Tôi không nghĩ chúng ta có thể dịch chuyển cổ phần vì chưa có tỉ lệ cổ phần nào tốt hơn cái mà chúng tôi đang có hiện nay. Điều đó không có nghĩa rằng nó không thay đổi trong tương lai nhưng nó sẽ chỉ thay đổi khi mở rộng chiến lược phát triển. Đến thời điểm này thì nó vẫn giữ nguyên.”
Cổ phần Daimler
Ghosn cũng thấy không có cớ gì phải tăng việc sở hữu chéo của Renault và Nissan với Daimler để thắt chặt hợp tác giữa công ty của Đức và liên minh Renault-Nissan. Renault và Nissan đã có 1.55% cổ phần mỗi bên trong Daimler và Daimer có 3.1% ở cả hai công ty và số cổ phần đó sẽ duy trì biểu tượng hợp tác. Nhưng điều hãng muốn là thông qua số cổ phần chéo với Daimler để đưa ra một biểu tượng hợp tác bền chặt cả trong lẫn ngoài chứ không phải tạm thời, không phải chỉ trong 3 năm tới. Ông cho hay: “Chúng tôi muốn mọi người hợp tác chân thành và lâu dài và điều đó đã đạt được các mục tiêu đề ra. Khi chúng tôi công bố số cổ phần chéo mỗi bên 3%, mọi người đã rất nghiêm túc về những gì đang diễn ra và đã có sự hợp tác thống nhất giữa toàn thể các công ty. Do đó chúng tôi không cần thêm nữa.”
Dacia và Datsun
Dacia & Datsun
Ghosn cũng nhân cơ hội này làm rõ sự khác biệt giữa thương hiệu Datsun và Dacia trong mối quan hệ với các công ty mẹ nói trên.
Một bên, từ trên xuống dưới chúng tôi có Infiniti, Nissan và Datsun. Bên khác chúng tôi có Renaul và Dacia. Ông nhấn mạnh Dacia là một thương hiệu khu vực chỉ tập trung tại châu Âu và một vài đại diện tại Bắc Phi. Thương hiệu này dựa trên nền tảng của Renault và chia sẻ với Renault các model, tùy thuộc vào khu vực sản xuất và bán ra.
Mặc khác, Datsun hoàn toàn tách biệt với Nissan và được chỉ định là thương hiệu toàn cầu, chủ yếu tập trung vào phân khúc entry-level. Sự khác biệt giữa Datsun và Dacia không phải là kích cỡ xe hay giá bán.
Tuy nhiên, các thương hiệu giá thấp sẽ không cạnh tranh trực diện ở bất cứ thị trường nào. Datsun sẽ không có mặt ở châu Âu mà dành cho Ấn Độ, Nga, Indonesia và Nam Phi nên sẽ không thể nào thấy nó cạnh tranh với Dacia.
Hồng Hà (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá