Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:39
07:10 |
Tìm hiểu thiết kế Chevrolet Corvette C7 Stingray (Kỳ 1)
Chevrolet Corvette C7 Stingray được thiết kế ra sao với tham vọng biến Corvette thành một thương hiệu toàn cầu chứ không còn là cái tên chỉ gắn với nước Mỹ.
Chiếc xe Chevrolet Corvette Stingray C7 không chỉ là sự xuất hiện lần thứ 7 của thương hiệu con thuộc hãng xe nổi tiếng toàn cầu General Motors (GM) mà còn là một mẫu xe có chỗ đứng vững chắc trong văn hóa Mỹ. Nhưng với phiên bản này, GM đang tìm cách lợi dụng vị trí hình tượng và biến Corvette thành một thương hiệu toàn cầu chứ không còn là cái tên Mỹ tồn tại trong thị trường khác thông qua việc nhập khẩu hạn chế và không chính thức nữa.
Chevrolet Corvette Stingray C7
Tom Peters, Giám đốc thiết kế của “Performance Cars and Full Size Trucks” đã ý thức rất rõ được tầm quan trọng của nhiệm vụ đặt ra phía trước: “Tôi đã có 30 năm làm việc cho Corvette. Tôi nhớ lần đầu tiên nhìn thấy chiếc xe của mình, nó như là một chiếc tàu không gian hạ cánh xuống mặt đất vậy. Nó tạo nên cảm hứng mạnh mẽ, và tôi thật sự đã muốn tiếp tục vẽ nên những chiếc xe. Tôi luôn coi Corvette là một phần của GM”.
Peters chỉ ra 4 đặc điểm chính của chiếc xe mới. Đầu tiên là cảm hứng thiết kế từ hình ảnh máy bay với đường nét tinh tế và vẻ bảnh bao. Trong những năm 50, việc áp dụng tên lửa và máy bay vào xe hơi không hề được cổ vũ, tuy nhiên hiện giờ cảm hứng đó lại được truyền vào một chiếc xe bản xứ.
Bản phác thảo cuối cùng
Điểm thứ hai là chính là di sản từ thương hiệu Corvette: “Có những thứ sẽ bị tác động rất mạnh mẽ qua nhiều năm nhưng chiếc Vette cổ với từng chi tiết nhỏ nhất vẫn tồn tại mãi với thời gian. Điều chúng tôi đang làm không phải là quay lại quá khứ hay trình diễn một cách tầm thường mà là quan tâm đến những yếu tố đó trong cảm hứng hiện đại”.
Đặc điểm thứ ba nằm ở sự kế thừa đặc tính xe đua của Corvette. Chính vì yếu tố này, nhóm thiết kế đã tiếp cận với chính những người tại Corvette tham gia thiết kế chiếc xe C6 và C5 với những thành công nổi bật trong thập kỷ vừa qua. Hàng không, lực hướng xuống và hệ thống làm mát là những bài học được áp dụng vào chiếc xe mới, và những tính năng đó đã trở thành một phần quan trọng trong nguyên tắc thẩm mỹ của chiếc xe. Tất cả đều là những bộ phận vô cùng quan trong đến tay người điều khiển. Cuối cùng, không kém tầm quan trọng là áp dụng hình ảnh thiên nhiên, cụ thể là con cá đuối vào thiết kế.
Giai đoạn phác thảo bắt đầu vào mùa xuân 2009, khi phó chủ tịch GM ED Wilburn lấy lý do rằng, đó sẽ là một chiếc xe toàn cầu, GM nên kêu gọi những tài năng thiết kế toàn cầu. Nhiều đề án từ khắp các studio toàn cầu gửi về như Opel ở Đức và GM tại Hàn Quốc đã giúp dự án tiến sâu thêm một bước, đồng thời, nhân tố cạnh tranh được giữ lại để phát triển song hành khi dự án hoạt động.
Thiết kế nội thất cũng trải qua quá trình tương tự khi Studio của Mĩ phải bất ngờ với một loạt các đề xuất gửi đến từ những Studio GM toàn cầu, bởi những người sống ở thị trường xa lạ với Corvette và chưa thật sự hiểu điều gì là cần thiết cho mẫu xe.
Cuối cùng, bản thiết kế của Hwasup Lee từ Warren Studio được chọn làm phiên bản đồ họa của C7. Lee đã nhận ra được tầm quan trọng của nhiệm vụ trước mắt nhưng cũng là vị trí đặc biệt ông tìm thấy ở bản thân. Ông cho biết: “Chúng tôi có định hướng rất rõ ràng và một cơ hội hiếm có khó tìm”.
Lee tìm cách để nắm bắt những khoảnh khắc sống động của phiên bản mới nhất với vẻ mạnh mẽ thường thấy trên những chiếc máy bay phản lực mới nhất, như chiếc F22 Raptor, bằng cách kết hợp ngôn ngữ hình ảnh của những chiếc máy bay với hình ảnh cá đuối. “Chúng tôi đã mang đến những gì mới nhất nhưng cùng lúc đó nó phải có thể nhận ra như là một chiếc “Vette”, Lee cho hay. Mẫu concept của chiếc Chevrolet Stingray 2009 (cũng được biết đến như chiếc Sideswipe trong bộ phim Người vận chuyển: Revenge of the Fallen) do người đồng nghiệp Hàn Quốc Sangyup Lee thiết kế cũng là mẫu tham khảo trong suốt dự án.
Thử nghiệm trong hầm gió
Nhóm thiết kế rất tận tâm và chăm chút cho công việc với hàng trăm giờ trong những hầm gió để tối ưu hóa từng đường nét và bề mặt của chiếc xe, thậm chí, mỗi lưới tản nhiệt trên trên chiếc C7 đều hoàn toàn thiết thực.
Cửa sổ hậu phân cách (theo khái niệm Cá đuối) được cân nhắc bỏ đi vì quá hoài cổ trong khi lại thiếu đi thay đổi quan trọng như vắng mặt đồ họa trụ B giống với chiếc C5 và C6. Tranh cãi nhiều nhất là việc thay thế đèn hậu vuông bằng đồ họa góc cạnh, hầm hố hơn đã xuất hiện rất nhiều ở Camaro và Corvette.
Phiên bản mới này cũng tạo ra nhiều tranh cãi và ra đời nhiều mô hình khác nhau nhưng cuối cùng đã có hai mô hình được thông qua. Một ví dụ về tinh thần hợp tác mạnh mẽ giữa các kỹ sư và thiết kế chính là nắp capo thấp mang tính thử thách cho sản xuất với những nguy cơ đằng sau nó.
Khi nói về công đoạn thiết kế nội thất C7, Helen Emsley, giám đốc nội thất hồi tưởng lại không khí lúc bắt đầu dự án: “Chúng tôi muốn thoát khỏi những ý tưởng cổ điển. Mọi người đều có quan điểm đóng góp cho dự án”.
(Còn tiếp...)
Hồng Hà (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá