Chủ Nhật, 19/01/2025 | 02:39
08:23 |
Thị trường Mỹ tháng 1: Vạn sự khởi đầu nan
Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng như tình hình thuế suất có sự thay đổi khiến cho doanh số bán ra của toàn bộ thị trường Mỹ giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Việc bán xe trong điều kiện tuyết rơi dày đặc quả thật vô cùng khó khăn, khiến lượng tiêu thụ giảm nhiệt sau chuỗi tăng mạnh cuối năm 2013. Do vậy số xe tồn kho của các hãng đang ở mức cao. Ví dụ như Chrysler có mức kinh doanh không tệ trong tháng 1 nhưng họ vẫn có lượng hàng tồn kho lên tới 105 ngày cung cấp, trong khi con số lý tưởng chỉ ở mức 60 ngày. Ông Reid Bigland, giám đốc bán hàng của Chrysler của Mỹ cho biết tháng một và tháng 2 thường là tháng tích lũy sản phẩm, và lượng hàng này sẽ được bán ra vào tháng 3, khi thời tiết ấm lên. Vì thế không có gì đáng lo ngại, đây chỉ là một hệ quả của thời tiết xấu, không phản ánh đúng cung cầu thị trường.
Thị trường Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề từ thời tiết khắc nghiệt
Tổng Giám đốc Bill Fay của Toyota Division cho biết tình hình nhiệt độ xuống thấp kèm với tuyết rơi dày đang tác động lên một số vùng của đất nước Mỹ. Doanh số của Toyota tại 2 khu vực Tây và Nam nước Mỹ có sự tăng nhẹ nhưng không thể bù lại thiệt hại ở khu vực Trung Tây và Bờ Đông – đây là 2 khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do bão tuyết. Tổng kết lại toàn bộ khối lượng bán ra trong tháng 1 của Toyota giảm 7%.
Tại triển làm quốc tế Chicago Auto Show, Toyota cho biết hãng này sẽ cung cấp gói nâng cấp TRD Pro trước mắt là trên 4Runner vào mùa thu này, và tiếp theo là trên các mẫu xe bán tải Tundra và Tacoma trong năm 2015. Gói TRD Pro này có một số đặc điểm được lấy cảm hứng từ cuộc đua tại sa mạc Baja mà Toyota vừa tham gia. Với sự điều chỉnh lò xo phía trước và lưới tản nhiệt phía trước được thiết kế lại giúp người sở hữu có những cảm nhận mới lạ. Đây là một bước tiến để Toyota chứng tỏ họ không phải là một thương hiệu bảo thủ. Toyota muốn hướng tới một hình ảnh thể thao, họ cũng bày tỏ sự quan tâm tới phân khúc xe thể thao FT-1.
Đáng chú ý tình hình kinh doanh tháng 1 của GM xuống dốc khá mạnh, doanh số giảm 12%. Dòng xe ăn khách thời gian vừa rồi của GM là Chevrolet Silverado có lượng tiêu thụ giảm mạnh. Một ông lớn khác cũng có sự sụt giảm về khối lượng là Ford với 7.5%. Mặc dù F-Series vẫn là mẫu xe hot nhất thị trường.
Tập đoàn Volkswagen của Mỹ tiếp tục giảm 19% trong tháng giêng, và đây cũng là tháng thứ 6 hãng này có doanh số giảm. Theo nhà phân tích Alec Gutierrez của Kelley Blue Book cho biết “VW đang gặp khó khăn trong hầu hết các phân khúc.” Các dòng xe giá cao của hãng này đang gặp khó khăn trong chi phí nhập cảnh, mô hình tương đối cũ và họ thiếu sản phẩm trong 2 phân khúc nóng nhất đó là xe bán tải và small crossovers.
Một số hãng cũng có tình hình kinh doanh sụt giảm. là Volvo giảm 22%. Mazda có tháng thứ 4 sụt giảm liên tiếp với mức giảm 12%.
Tuy nhiên cũng phải kể đến sự gia tăng về khối lượng của một số hãng. Nissan khu vực Bắc Mỹ dẫn đầu với việc tăng 12%. Chrysler Group cũng tăng 8% khối lượng bán ra, trong đó thương hiệu Jeep tăng mạnh nhất với 38%. Tình đến thời điểm hiện tại Chrysler và Nissan là hai hãng có mức tăng trưởng thị phần mạnh nhất tại Mỹ.
Tháng một cũng là tháng đầu tiên thực hiện khấu hao gói trợ cấp mà chính phủ liên bang cung cấp cho các loại xe tải kinh doanh - nhằm kích cầu thị trường trong thời gian trước. Hệ quả dẫn tới là doanh thu của Ford Motor giảm 14%, General Motors giảm 18% và Toyota giảm tới 45%.
Nói chung do nhiều điều kiện khách quan mà thị trường Mỹ có sự sụt giảm nhẹ. Nhưng tình hình cũng không quá đáng lo ngại. Trong thời gian tới thị trường Mỹ có thể sẽ hồi phục và tiếp tục nóng trở lại. Đây cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia, vì khi bước vào tháng 3 thời tiết tại Mỹ sẽ trở nên thuận lợi hơn, cùng với đó là nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh, hứa hẹn sức mua tăng đáng kể.
Phan Liên (TTTĐ)
Ý kiến đánh giá