14:59  | 

Thị trường xe máy Việt Nam: Những nhóm cạnh tranh

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng xe gắn máy cao nhất trên thế giới. Do đó đây thực sự là thị trường lớn, đầy sức hấp dẫn đối với các hãng xe . Và đương nhiên, đi kèm theo đó, tính cạnh tranh là rất khốc liệt.

Tuy nhiên, giữa một thị trường đa dạng, rộng lớn như thế, vị trí của các thương hiệu là ở đâu và chiền lược tồn tại ra sao? Bài viết sau dây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về những điều đó

Nhóm 1: người dẫn đầu

Honda là hãng có thị phần lớn nhất nhờ lợi thế chủ yếu là người tiên phong và hiện đang nắm vai trò dẫn dắt thị trường. Thương hiệu này luôn là top of mind trong tâm trí người tiêu dùng ở lĩnh vực xe gắn máy.

Thị trường xe máy Việt Nam: Những nhóm cạnh tranh autodaily xe tay ga honda (1).jpg

Đối với vai trò của người dẫn đầu họ có thể áp dụng theo kiểu chiến lược market – leader : cố gắng mở rộng thị trường bằng cách truy tìm người tiêu dùng mới, tính năng đa dạng hơn và công dụng hơn vì rằng họ sẽ là người có lợi nhiều nhất khi tổng thể thị trường mở rộng.

Hoặc làm tăng phân suất thị trường của mình bằng cách đầu tư nhiều hơn, thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời triển khai các chiến lược nhằm chống lại các cuôc tấn công của đối thủ thông qua việc cải tiến kỹ thuật, hiệu năng cạnh tranh.( Wave anpha được cải tiến từ Super Dream với nhiều chi tiết nội địa hóa nhằm sử dụng giá thành chống lại các dòng xe máy Trung Quốc lúc đó đang ồ ạt đổ vào thị trường)

Nhóm 2: Người thách thức

Yamaha, Suzuki,… những hãng có thị phần lớn và đang quyết liệt tranh giành thị trường với Honda là những người thách đố thị trường.

Thị trường xe máy Việt Nam: Những nhóm cạnh tranh A0D_0077.jpg

Những hãng này sẽ đi theo chiến lược market challenger : công kích vào các công ty hàng đầu (ở đây là Honda) nhằm nâng cao vị thế, phòng thủ trước các đối thủ nhỏ hơn hoặc các công ty địa phương (SYM, Hoalam..) để giữ vững thị phần.

Nếu đủ mạnh (tài chính, công nghệ..), các hãng xe này có thể mở một cuộc tấn công chính diện nhắm vào mọi mặt của đối thủ nhằm giành quyền kiểm soát từng thị phần để soán ngôi “người dần đầu” (Yamaha lần lượt tung ra các dòng xe ở từng phân khúc nhằm cạnh tranh trực tiếp với Honda: Jupiter, Sirius đối chọi với Wave, Future; Mio,Nouvo cạnh tranh với Click, Air Blade).

Một công ty cũng ở vị trí này nhưng yếu hơn có thể dùng cuộc tấn công phương diện, tức là tập trung sức mạnh nhắm vào những điểm yếu của đối thủ (Suzuki trước đây đã truyền thông đánh thẳng vào khâu phong cách với hình ảnh trẻ, và sảnh điệu, điểm yếu nhất của Honda lúc đó).

Nhóm 3: Kẻ bám theo

SYM, các nhãn hiệu xe Hàn Quốc,…là những người đi theo thị trường và sử dụng chiến lược market – follower, tức là đi theo các chương trình tiếp thị, giá cả, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thay vì tấn công. Lợi thế của họ là có thể quan sát động thái, tình hình của thị trường thông qua đối thủ và xem xét, điều chỉnh trước khi tung ra chiến lược.

Thị trường xe máy Việt Nam: Những nhóm cạnh tranh shark-cbs-374x385-do.jpg

Mục tiêu của các hãng này là giữ gìn phân suất hiện có, tránh gặp phải sự trả đũa mạnh mẽ của những người khổng lồ trên. Nhiều công ty thuộc dạng này có khi thu hút được nhiều thị phần, lợi nhuận trên một phân khúc cụ thể mà họ nhắm vào hơn cả các công ty dẫn đầu (điển hình là SYM với dòng xe tay ga Attila bắt chước Spacy của Honda)

Nhóm 4: Người trám vào

Các hãng xe Trung Quốc, các xí nghiệp lắp ráp xe máy của Việt Nam,… là những người điền khuyết thị trường.

Thị trường xe máy Việt Nam: Những nhóm cạnh tranh 2.jpg

Nhóm này gồm nhiều công ty nhỏ, đến sau hoặc đôi khi là những công ty lớn nhưng chưa có chiến lược định vị rõ ràng mà chỉ muốn thăm dò thử thị trường. Nhóm này áp dụng chiến lược market – nicher, chuyên phục vụ, đầu tư vào những mảng khuyết, còn trống mà những nhóm trên xem nhẹ hoặc bỏ sót.

Theo Quang Minh (Vietnambranding)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm