06:10  | 

Camera giao thông “cứu sống” hàng trăm người

Các camera được lắp đặt tại trụ đèn tín hiệu giao thông sẽ chụp lại hình ảnh mỗi khi có người vượt đèn đỏ. Chính vì thế “camera đèn đỏ” đã giúp cứu rất nhiều người thoát khỏi tai nạn giao thông.

Theo các nghiên cứu gần đây cho biết, các nút giao thông được lắp đặt camera giao thông có sự sụt giảm rất lớn về số vụ vi phạm giao thông. Do đó, số vụ tai nạn giảm đi và hệ quả kéo theo đó là số người chết do tai nạn cũng giảm đi.

Trong khi hầu hết mọi người đều công nhận chuỗi logic là: ít vi phạm dẫn đến ít tai nạn và giảm số người tử vong thì lại có một bộ phận đưa ra ý kiến phản đối. Họ cho rằng việc lắp đặt các camera tại trụ đèn giao thông có thể không phục vụ mục đích an toàn ban đầu mà có thể tạo ra một số hành động tiêu cực. Và dường như đó là sự thật khi trường Đại học Y tế công cộng tại Nam Florida đã làm một nghiên cứu, kết quả cho thấy các camera trong một số trường hợp cụ thể có thể làm gia tăng số vụ tai nạn hoặc gây ra các tử vong liên quan.

Camera giao thông “cứu sống” hàng trăm người do-red-light-cameras-save-lives-1.jpgCamera đèn đỏ góp phần giảm tai nạn giao thông.

Tuy nhiên có một thực tế không thể phủ nhận đó là kể từ khi các camera giao thông được lắp đặt, tức là từ hơn một thập kỷ trước đây, chúng đã giúp giảm đáng kể số vụ tai nạn ở các giao lộ. Và kể cả khi lắp đặt ở vị trí khác chúng cũng đem lại hiệu quả không nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu trái chiều, nhưng kết quả nghiên cứu gần đây của IIHS (Viện Bảo hiểm an toàn trên đường cao tốc) cho thấy các camera này thực sự đem lại hiệu quả rất tốt.

Vậy để hiểu chính xác về chúng, chúng ta hãy tìm hiểu thêm về các nghiên cứu và cách làm việc của các camera này.

Chi tiết về camera giao thông và các báo cáo

Nói chung, camera giao thông là một phần của hệ thống liên kết bao gồm 3 thành phần chính: camera, cảm biến kích hoạt và đèn tín hiệu báo dừng.

Cảm biến kích hoạt thường là một cuộn dây cảm ứng, chúng được chôn xuống nền đường tại các ngã tư có bố trí camera. Khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, vàng hoặc đôi khi là do sự điều khiển của người đi bộ, sẽ có một dòng điện chạy ra cuộn dây. Điều này tạo ra một từ trường sẽ có phản ứng với khối lượng kim loại của xe. Những di động trong phạm vi từ trường này, ví dụ như khi bạn vượt đèn đỏ, sẽ phát ra một tín hiệu. Tín hiệu này sẽ tác động đến 2 trong số 4 máy quay thường được gắn ở 4 góc ngã tư. Hình ảnh chụp được sẽ ghi lại giấy phép của người vi phạm hoặc khuôn mặt người lái. Các hình ảnh này sẽ được sử lý và một vé phạt sẽ được gửi đến người điều khiển phương tiện.

Tiến bộ công nghệ giúp cho các hệ thống này có thể làm việc với một kích hoạt cảm ứng nhạy hơn hoặc tích hợp thêm nhiều công nghệ khác vào hệ thống. Một số camera có thể ghi hình liên tục để tạo ra một video giám sát của một ngã tư, nhờ điều đó lực lượng chức năng sẽ không bỏ sót bất kỳ vụ vượt đèn đỏ nào. Nếu tích hợp thêm chức năng giám sát tốc độ thì các cơ quan chức năng có thể gửi đến bạn vé phạt của 2 hành vi vi phạm.

Theo nghiên cứu của IIHS, camera giao thông đã cứu được mạng sống của hơn 150 người trong giai đoạn 5 năm mà nghiên cứu diễn ra, các đối tượng này chủ yếu tập trung tại 13 thành phố lớn ở Mỹ. Nghiên cứu này còn cho biết thêm nếu 99 thành phố lớn nhất nước Mỹ đều lắp đặt camera giao thông thì số người được cứu sống có thể sẽ tăng lên hơn 800.

Trong điều kiện cụ thể hơn, nghiên cứu cho thấy các camera giảm tỷ lệ tai nạn gây tử vong do vượt đèn đỏ đạt mức 24%. Và đặc biệt chúng còn giúp giảm 17% tỷ lệ các loại tai nạn gây chết người khác.

Nhưng có một số nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng trái ngược so với kết quả của IIHS. Như đã đề cập ở phần trên của bài viết, một báo cáo của Đại học Nam Florida Đại học y tế công cộng được công bố trong năm 2008 với đề tài Florida Public Health Review (tạm dịch là Nhận xét về tình hình y tế công cộng tại Florida). Báo cáo này cho kết quả là camera giao thông có thể gây ra tai nạn nhiều hơn là ngăn chặn chúng. Bác bỏ kết luận nghiên cứu năm 2002 của IIHS, tác giả của báo cáo này cho rằng các lái xe lớn tuổi thường phản ứng không đủ nhanh để dừng lại khi đèn tín hiểu chuyển màu, vì thế các camera giao thông tạo ra một tác động kép khiến cho tai nạn xảy ra khi các lái xe lớn tuổi này muốn dừng xe nhanh chóng đột ngột. Bất ngờ cộng với tâm lý sợ vi phạm khiến cho các lái xe lớn tuổi rất dễ bị tai nạn. Báo cáo này còn chỉ ra rằng các camera này khiến chi phí cho giao thông cũng như số tiền người dân phải bỏ ra do vé phạt hay bảo hiểm cũng tăng cao.

Tóm lại tác dụng của camera giao thông là không thể tranh cãi. Nếu có vấn đề chỉ là độ chính xác về số người mà nó cứu sống. Nếu hôm nay trên đường phố không có sự hiện diện của các camera này, thử hỏi có biết bao nhiêu sinh mạng đang bị đe dọa bởi các tay lái ẩu hoặc sự thiếu ý thức của một số người.

>> Bạn có thể quan tâm:

Trọng Hiệp (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm