Chủ Nhật, 19/01/2025 | 05:58
14:59 |
Vì sao người Việt thích quy kết khi có tai nạn giao thông?
Nhiều người không tận mắt chứng kiến tai nạn chỉ "nghe ngóng" rồi phân tích tình hình.
Khi thông tin về một tai nạn nào đó được chia sẻ, ngay lập tức vụ việc được đông đảo người "mổ xẻ". Nhiều người có những chỉ trích khá nặng nề dù hạ hồi chưa phân giải.
Ví dụ, vụ tai nạn ôtô thảm khốc ở Đắk Nông. Sẵn ác cảm với xe khách, ngay lập tức nhiều người cho rằng nguyên nhân chỉ có thể là do lái xe khách cho đến khi video ghi lại vụ việc được đăng tải công khai. Nhiều quy kết lại đổi chiều. Bản thân tôi theo dõi cũng chẳng thể biết đúng sai.
Hoặc gần đây, là va chạm giữa xe phân khối lớn với hai cô gái đi xe ga cũng nhiều ý kiến trái chiều. Hai nạn nhân nữ ngay lập tức bị định danh là "Ninja" khi có thông tin xi-nhan trái rẽ phải. Có lẽ hai cô bé cũng chả cố ý. Xe phân khối lớn vỗn dĩ không được chào đón nơi phố thị vì ồn ào lập tức bị quy kết lỗi đi tốc độ "bàn thờ". Là đam mê, luật pháp cho phép thì không thể bắt lái phân khối lớn đi khe khẽ được.
Khoan nói đúng sai, ai cũng có thể có lúc bất cẩn trên đường, không ai nói hay được, thế nên điều nên làm là rút ra kinh nghiệm gì cho bản thân từ những tai nạn đáng tiếc đó thay vì chỉ trích.
Thực ra, đúng hay sai cũng là việc đáng buồn đã xảy ra việc phân xử đã có cơ quan chức năng giải quyết. Đừng làm nỗi đau thêm dài.
Theo độc giả Nguyên Vũ (VnExpress)
Ý kiến đánh giá