00:43  | 

3 “bệnh” thường gặp ở tay lái xe máy

Đảo, lắc hoặc cứng dẫn đến khó điều khiển. Đó là những “bệnh” mà tay lái xe máy thường hay mắc phải. Nhận ra lỗi và sớm tìm ra nguyên nhân giúp bạn điều khiển xe an toàn hơn.

>> Giảm xóc xe máy và các dấu hiệu hư hỏng

>> 5 nguyên nhân “đáng ghét” khiến xe bị rung lắc

>> 8 lưu ý đơn giản giúp xe máy bền hơn

1. Tay lái cứng, khó điều khiển

Khi gặp chiếc xe có tay lái nặng hoặc cứng, khó điều khiển, bạn nên lần lượt kiểm tra áp suất lốp trước, điều chỉnh lại đai ốc siết ổ bi cổ phốt cho nhẹ hơn và chạy thử xe.

Nếu thấy tay lái vẫn nặng, nên tháo ổ bi cổ phốt ra kiểm tra. Những lỗi tìm thấy có thể là do lòng nồi đựng bi bị khuyết, mòn không đều; Bi rỗ, méo hay loại bi có chất lượng quá kém; Ổ lắp bi bị lệch, nghiêng; Đai ốc khóa không siết chặt, làm côn xoay vào trong lúc bẻ lái, gây kẹt cứng tay lái; Ổ bi thiếu 1-2 viên hoặc bi bị vỡ.

2. Tay lái bị đảo, lắc

Khi xe chạy thấy tay lái bị đảo, lắc là do các nguyên nhân sau:

- Áp lực hơi bánh trước thấp hơn quy định.

- Lốp xe lắp không đều, bị phồng, đảo.

- Vành bị đảo hoặc cong.

- Trục bánh trước hoặc sau siết không chặt.

- Trục càng sau siết chưa đủ chặt hay cao su đệm ở đầu càng bị vỡ.

- Khung xe bị vặn cong.

- Càng sau hoặc giảm xóc trước bị cong, lệch làm cho hai bánh xe không được thẳng hàng.

Khi xử lý những hiện tượng trên, nên làm theo phương pháp loại trừ, từ dễ đến khó, sau mỗi bước đều nên đi thử. Đầu tiên là áp lực bánh xe, sau cùng là cân chỉnh lại khung xe trên máy chuyên dùng.

3. Tay lái bị lạng khi gặp đường xấu

Xe chỉ đảo, lạng đi khi gặp đường gợn sóng, sống trâu hay ổ gà. Đây là lỗi của hệ thống giảm xóc:

- Cặp giảm xóc phía trước không làm việc.

- Cặp lò xo (phía sau hoặc trước) không đều.

- Một bên giảm xóc (trước hoặc sau) bị kẹt.

- Dầu trong xi-lanh của đôi giảm xóc trước không cùng mức.

- Ti (trước hoặc sau) bị cong.

Khi kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới, phải thực hiện đều cả hai bên để đảm bảo độ cân bằng.

 Thảo Anh tổng hợp (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm