22:20  | 

3 điều lưu ý khi đi phượt bằng xe máy

Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay kéo dài 3 ngày là dịp tốt để nhiều nhóm bạn trẻ có cơ hội xách ba lô lên đường trên những “chú ngựa sắt”. Một vài kinh nghiệm dưới đây rất hữu ích cho bạn nếu có ý định ngao du trên những cung đường bằng xe máy.

>> “Phượt” xe máy ở thị trấn mù sương

>> Gặp ông Tây xuyên Việt bằng xe Win

>> Kinh nghiệm cho ‘phượt thủ’ du lịch mùa xuân

>> Có một người trẻ đi khác, sống khác

1. Đi loại xe máy nào?

Các phượt thủ có kinh nghiệm khuyên bạn nên sử dụng những loại xe thông dụng như Honda Dream, Future, Wave, Sirius, Jupiter… Những loại xe này nhẹ, dễ đi và dễ sửa chữa.

Đi những loại xe thông dụng để có thể tự sửa chữa

Bạn cũng không nên đi những chiếc xe quá cũ, đồng thời, kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ xe. Cụ thể như thay nhớt trước và sau khi đi, xem xét lại kính chiếu hậu, hệ thống đèn, săm lốp và phanh xe.

2. Mang theo những gì?

Mũ bảo hiểm: nhất thiết phải có, đơn giản là bảo vệ cho chính mình và cũng tránh phiền hà với cảnh sát giao thông. Nên mua loại mũ có cằm và có kính chắn gió, người lái sẽ đỡ bị gió bụi, đỡ mệt mỏi và độ an toàn được nâng lên.

Quần áo đi xe máy chuyên dụng (bộ five seasons, giá khoảng 200.000đ/bộ): dày dặn, chống mưa gió tốt, có bọc đầu gối, bọc khớp tay, có nhiều lớp để có thể tách ra dễ dàng.

Chuẩn bị kỹ lưỡng đồ nghề để đối mặt với những cung đường khó

Nên đi giày và mặc áo vải thô khi đi đường vì chúng sẽ làm giảm nguy cơ bị xây xát nếu chúng ta bị ngã xe. Giày vừa giữ ấm chân vừa đảm bảo khi các tình huống xảy ra phải chống chân, phanh gấp, không nên đi giày cao gót và các loại dép. Luôn mang theo 1 đôi dép lê dự phòng để đi tắm, khi trời mưa… Mùa hè nên mặc áo pull bên trong và mặc áo khoác bên ngoài, áo khoác sẽ giúp cân bằng nhiệt của cơ thể.

Nên đeo găng tay, chú ý chọn mua loại thoáng mà dày và... rẻ. Đeo găng tay không chỉ để tránh nắng mà người lái cũng sẽ đỡ mỏi tay hơn nhiều.

Chúng ta cũng không thể bỏ quên chứng minh thư, giấy tờ xe và bằng lái xe. Đặc biệt là tiền mặt: chúng ta không nên mang nhiều, cứ tính 100.000 – 150.000 đồng/ngày (luôn cả tiền xăng). Còn lại để trong thẻ ATM hoặc cất vào túi riêng, không để trong ví.

Một chuyến đi an toàn cần phải được chuẩn bị tốt

Đồ nghề sửa xe (giá khoảng 300.000đ/bộ): bơm, bộ tròng mở lốp, săm, miếng vá, cờ – lê, bugi, dây côn, tay côn, keo 502, dây kéo xe…

Một số vật dụng thiết yếu khác: lều, túi ngủ, bếp ga du lịch nhỏ, đồ ăn, nồi niêu, C sủi (đủ mỗi người uống 1 viên/ngày để tăng cường sức lực), salon gel, thuốc đau bụng, thuốc cảm, dầu gió, bông băng, thuốc sát trùng, thuốc bỏng, thuốc tím, áo mưa, găng tay, dao díp, đèn pin đeo trán…

Phụ trợ (trang bị nếu có điều kiện): đồng hồ đa năng đo độ cao, huyết áp, khí quyển; GPS; ống nhòm; những món đồ nhỏ để tặng trẻ em dân tộc những vùng đi qua.

3. Đi xe thế nào?

Số lượng thành viên: Khoảng 10 người, từ 4 – 5 xe là hợp lí vì đi đông rất khó quản lí. Số lượng thành viên nữ luôn nhỏ hơn hoặc bằng số thành viên nam. Trong đoàn nên có một trưởng đoàn để kèm đoàn khi chạy xe cũng như tổ chức chuyến đi. Người trưởng đoàn là tay lái cứng, có kinh nghiệm.

Một nhóm phượt gồm 4-5 xe là hợp lý

Mỗi một xe nên có bản đồ (tờ photo có đánh dấu đường đi bằng bút đỏ) và lịch trình chi tiết, số điện thoại của các thành viên, trưởng đoàn, người liên lạc tại điểm đến để nắm thông tin và chủ động nhất với các tình huống bất trắc không như ý muốn.

Chạy xe: Chỉ nên chạy tối đa không quá 200km/ngày. Chạy nhiều gây mệt mỏi, bị lì về cảm giác rất nguy hiểm. Luôn làm chủ tốc độ và quyết đoán trên những đoạn đường cua, dốc và khi vượt ôtô. Hạn chế chạy vào ban đêm. Qua suối, ngầm nên để người có kinh nghiệm qua trước. Những đoạn suối sâu, có đá ngầm tốt nhất là làm bè hoặc khiêng xe qua.

 Thế Đạt (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá (3)


Có thể bạn quan tâm