07:11  | 

Dàn xế cổ “cực độc” tại Triển lãm Ôtô Quốc tế Việt Nam 2016

9 mẫu xe nổi bật nhất trong suốt những năm qua đến từ các thương hiệu nổi tiếng đang được trưng bày ở Triển lãm Ô tô Quốc tế Việt Nam lần thứ 2.

Rolls-Royce Silver Spirit Mark I 1982

Xuất hiện vào những năm thuộc thập niên 1980 dành cho thị trường Bắc Mỹ, Rolls-Royce Silver Spirit Mark I 1982 được biết đến là biểu tượng của giới siêu giàu bậc nhất thế giới. Xe có kích thước 5.278 mm chiều dài, 1.887 mm rộng, 1.498 mm cao cùng trục cơ sở 3.061 mm với thiết kế đặc trưng như lưới tản nhiệt đặc trưng kèm biểu tượng "Spirit of Ecstasy" trên nắp ca-pô. 

Phiên bản Silver Spirit Mark I sở hữu khối động cơ V6, dung tích 6.75 lít đi kèm với hộp số tự động 4 cấp do GM sản xuất. Giống như bản Silver Shadow thì xe cũng có được hệ thống treo tự cân bằng và hệ thống thủy lực kiểm soát chiều cao.

Renault 4 CV 1959

Đây là chiếc Renault 4 CV từng được Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn thường xuyên sử dụng trong những điệp vụ tình báo. Renault 4 CV là chiếc xe bốn cửa, được sản xuất bởi hãng Renault của Pháp từ năm 1947 đến 1961.

Renault 4 CV được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Paris Motor Show lần thứ 33 hồi năm 1946. Xe có chiều dài 3.720 mm, đi kèm với khối động cơ xăng 4 thì, dung tích 747 phân khối, công suất 21 mã lực, kết hợp với hộp số 3 cấp giúp xe đạt vận tốc tối đa tầm 95 km/h. Mẫu xe này đã để lại dấu ấn quan trọng của dân cư Sài Gòn vào thời điểm bấy giờ.

Porsche 550 Spyder

Ra đời năm 1963, 550 Spyder là chiếc xe thể thao đầu tiên của Porsche được phát triển đặc biệt cho các đường đua và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho việc lưu thông trên đường. Chiếc Spyder độc đáo này chỉ nặng 550 kg.

Porsche 550 Spyder sử dụng động cơ Boxer H4, dung tích 1.5 lít, dẫn động cầu sau, đi kèm hộp số 4 cấp, cho công suất tối đa 110 mã lực và tốc độ tối đa gần 220 km/h.

Mercedes 230 SL

Mẫu xe mui trần Mercedes-Benz 230 SL được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1963 đến 1967 với tên mã W113 và đã có tổng cộng 48.912 xe được sản xuất trên toàn thế giới.

Xe được trang bị động cơ M127-II, 6 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 2.308 phân khối, công suất tối đa 150 mã lực và mô-men xoắn cực đại 196 Nm. Ngoài ra, đây cũng là phiên bản đầu tiên mà Mercedes đã trang bị cho chiếc xe này hộp số tự động 4 cấp kết hợp với hộp số sàn ZF 5 cấp.

Volkswagen Karmann Ghia 1966

Volkswagen Karmann Ghia 1966 có thiết kế đơn giản nhưng vẫn mang dáng vẻ của một mẫu xe thể thao 2 cửa với khung gầm, động cơ từ Type 1 (Beetle) với kiểu dáng xe được thiết kế bởi ông Luigi Segre – người đứng đầu hãng thiết kế hãng Carrozzeria Ghia, nước Ý và thân vỏ xe được làm thủ công dưới bàn tay của hãng Karman đến từ Đức.

Chiếc coupé hai cửa này sở hữu khối động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 1.3 lít, làm mát bằng gió, đi kèm hệ thống dẫn động cầu sau, cho tổng công suất 68 mã lực và đạt tốc độ tối đa 131 km/h.

Ferrari 250 GT California Spyder

Chiếc 250 GT California Spyder là một dạng xe thể thao được sản xuất bởi tập đoàn Ferrari từ năm 1953 – 1964. Đây là dòng xe mui trần được đặt tên theo thị trường tiêu thụ của tốt nhất của Ferrari thời đó như ở bang California của Mỹ.

Citroen 1902

Vào thời điểm Citroen 1902 ra đời thì phần lớn xe được phát triển dựa trên cấu trúc khung xe rời với thân xe không chịu lực. Thiết kế mới lạ này đã tạo cho sản phẩm của hãng xe Pháp vẻ độc đáo, khác biệt.

Chiếc Citroen 1902 sử dụng động cơ I4 dung tích 9.232cc, đi kèm hộp số sàn 4 cấp, cho công suất khoảng 60 mã lực.

BMW Isetta

Chiếc xe Isetta của BMW có vóc dáng nhỏ gọn hình quả trứng, xe gần như là một hình cầu với các cửa sổ bao quanh và chỉ duy nhất một cánh cửa ở phía trước. Cho đến tận bây giờ, với thiết kế kỳ lạ này thì BMW Isetta vẫn được mệnh danh là chiếc xe "quả trứng" độc đáo nhất mọi thời đại.

Dàn xế cổ “cực độc” tại Triển lãm Ôtô Quốc tế Việt Nam 2016 BMW_Isetta (4).jpg Dàn xế cổ “cực độc” tại Triển lãm Ôtô Quốc tế Việt Nam 2016 BMW_Isetta (2).jpg Dàn xế cổ “cực độc” tại Triển lãm Ôtô Quốc tế Việt Nam 2016 BMW_Isetta (3).jpg

BMW Isetta được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến 1962 dành riêng cho thị trường Đức. Xe dùng động cơ duy nhất 1 xy-lanh, dung tích 250 phân khối, hệ dẫn động cầu sau, đi kèm hộp số sàn 4 cấp, cho công suất tối đa 14 mã lực và tốc độ tối đa 90 km/h.

Audi Union SX 1950

Audi Union SX 1950 được trang bị động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 980 phân khối, hệ dẫn động cầu trước và hộp số sàn 4 cấp, cho công suất 45 mã lực với vận tốc độ tối đa 120 km/h.

Thành Nhơn (Trithucthoidai)

Ý kiến đánh giá


Có thể bạn quan tâm