23:38  | 

Sở hữu môtô ở Việt Nam – Trăm cái khó

Sở hữu một chiếc môtô phân khối lớn là mơ ước của nhiều người. Nhưng ở Việt Nam, đó là điều chẳng phải đơn giản.

>> Xe mô tô phân khối lớn tại Việt Nam: Lẫn lộn trắng đen

>> Điều kiện để thi bằng lái xe môtô hạng A2

>> Phoenix R125 2013 – Giải bài toán khó

Giá xe còn ở trên trời

Giá xe môtô phân khối lớn ở Việt Nam quá cao. Đó là nhận định chung của những người yêu xe, đang sở hữu xe hay những người còn đang mơ về chúng.

Giá xe môtô phân khối lớn ở Việt Nam hiện còn quá cao

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết những dòng xe môtô phân khối lớn đều đã có mặt. Những dòng xe này được nhập khẩu từ nước ngoài và bán với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, những dòng xe thông dụng như Naked-bike, Sport-bike, Cruise hay Touring của những hãng xe nổi tiếng thế giới: Honda, Kawasaki, Yamaha, Ducati, Triumph, Harley-Davidson… thường có giá giao động từ 15.000 đến trên 30.000 USD. Thậm chí có những chiếc xe môtô phân khối lớn thuộc diện lạ, độc khi nhập về Việt Nam có giá thành lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Hãy lấy ví dụ về những chiếc xe môtô gắn mác thương hiệu nổi tiếng Harley-Davidson. Để sở hữu một mẫu xe rẻ nhất của Harley Davidson như Sporter 883 Low, người chơi cũng phải bỏ ra tối thiểu 14.000 USD. Đó là chưa kể nếu bạn trót mê một chiếc xế thuộc dòng CVO (Custom Vehicle Operation) của thương hiệu này, bạn phải chi số tiề cao hơn rất nhiều so với phiên bản tiêu chuẩn. Một chiếc Harley Davidson Ultra Classic Electra Glide nếu thuộc dòng CVO sẽ không có giá dưới 90.000 USD (tương đương gần 2 tỷ đồng) tại thị trường Việt Nam.

Giá Honda CBR 150 ở Việt Nam cao gần gấp đôi so với thị trường Thái Lan

Xe cao cấp đã “kén” người chơi, những dòng xe môtô phổ thông cũng có giá khá chênh lệch, nếu chỉ cần so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á hay Nam Á như Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ.

Một người chơi xe tại Hà Nội băn khoăn: “Giá Honda CBR 150 bên Thái Lan tầm 2300 USD (tương đương khoảng gần 50 triệu) thế mà về Việt Nam cộng thuế và để xe chạy được trên đường lên tới 80, thậm chí là 100 triệu. Muốn mua một chiếc môtô loại thường ở Việt Nam cũng đã thấy khó và vô lý vì người mua phải bỏ số tiền gấp đôi so với giá trị thực của xe”.

Khó đủ kiểu

Mua được xe đã khó, sử dụng môtô phân khối lớn tại Việt Nam lại còn khó hơn gấp bội phần. Bỏ một số tiền lớn ra mua, người chơi còn phải có đủ tiềm lực kinh tế để “nuôi” xe. Việc chơi xe phân khối lớn đòi hỏi người sở hữu phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng nhằm đảm bảo xe luôn vận hành ổn định và an toàn, trong khi đó các cơ sở cung cấp những dịch vụ đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam còn chưa nhiều.

Bỏ một số tiền lớn ra mua, người chơi còn phải có đủ tiềm lực kinh tế để “nuôi” xe

Cái khó nữa là việc sở hữu tấm bằng lái xe hạng A2. Khâu tổ chức thi và cấp bằng lái xe hạng A2 hiện nay vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, lại có nhiều những quy định khắt khe kèm theo mà không phải ai cũng đáp ứng được.

Một người dân bình thường muốn được học, dự thi sát hạch, cấp Giấy phép lái xe hạng A2 ngoài việc phải là chủ sở hữu của chiếc xe trên 175cm3 còn phải có Thẻ hội viên Hội môtô do Liên đoàn Xe đạp - Môtô cấp và phải có giấy giới thiệu tham dự lớp học của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch cử đi học.

Việc sở hữu tấm bằng lái xe hạng A2 cần nhiều điều kiện giằng buộc

Giá xe cao, thi bằng khó, vượt qua những điều kiện đó rồi, người sở hữu xe phân khối lớn ở Việt Nam chưa hẳn đã hết khổ. Đó là nổi khổ khi điểu khiển một chiếc xe vừa to, vừa nặng, có dung tích động cơ cao đi trong những con phố đông đúc, thường xuyên kẹt xe và giới hạn tốc độ không quá 50km/h. Ngoài ra hệ thống quốc lộ, đường xá hiện tại ở Việt Nam cũng chưa phù hợp để loại phương tiện này phát huy tốc độ, trừ những xe được ưu tiên.

Kết luận

Sở hữu môtô, chơi xe môtô khó là thế, nhưng ở Việt Nam hiện nay, hầu hết những dòng xe môtô phân khối lớn đều đã có mặt. Vì cái đam mê, vẫn có hàng trăm câu lạc bộ môtô phân khối lớn khác nhau trên hầu hết các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ ấy số lượng người sử dụng, sưu tập các loại xe phân khối lớn cũng không ngừng tăng lên. Nhiều câu lạc bộ môtô phân khối lớn ra đời để thỏa mãn niềm đam mê được giao lưu, học hỏi, được đi, chia sẻ và làm từ thiện của người chơi xe.

Thế Đạt (TTTĐ)

Ý kiến đánh giá (7)


Có thể bạn quan tâm